| Hotline: 0983.970.780

Cách chọn hộp nhựa đựng thực phẩm và những lưu ý khi sử dụng

Thứ Tư 06/01/2021 , 20:48 (GMT+7)

Hộp nhựa là vật dụng quen thuộc với nhiều gia đình dùng để bảo quản thực phẩm. Vậy lựa chọn, sử dụng và vệ sinh hộp nhựa thế nào để đảm bảo an toàn?

Nên lựa chọn hộp nhựa có xuất xứ rõ ràng và chất lượng tốt.

Nên lựa chọn hộp nhựa có xuất xứ rõ ràng và chất lượng tốt.

Lựa chọn hộp nhựa an toàn

Hiện nay, nhựa được chia làm những loại như sau:

Nhựa Polyetylen Terephthalate (PET hay PETE): Loại nhựa này có thể chịu được nhiệt độ thấp, có thể dùng trong tủ đông. Tuy nhiên, ở nhiệt độ cao, loại nhựa này có thể sinh ra các chất gây hại, do đó, bạn không nên dùng hộp nhựa PET để đựng những thực phẩm nóng. Ngoài ra, sau một thời gian sử dụng, để đảm bảo an toàn, bạn nên thay hộp mới.

Nhựa Polyetylen mật độ cao (HDPE): Đây được xem là một trong những loại nhựa an toàn nhất. Bạn có thể sử dụng hộp nhựa HDPE để bảo quản thực phẩm lâu dài. Loại nhựa này rất bền, có khả năng chịu nhiệt tốt và không sinh ra chất độc hại ảnh hưởng tới thực phẩm.

Nhựa Polyetylen mật độ thấp (LDPE): Loại nhựa này có độc tố thấp, có thể được tái sử dụng. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng hộp nhựa LDPE để đựng thực phẩm nóng vì khả năng chịu nhiệt kém.

Nhựa Polypropylen (PP): Nhựa PP có khả năng chịu nhiệt tốt và trơ về mặt hóa học, do đó, hộp nhựa PP an toàn khi dùng bảo quản thực phẩm.

Nhựa Polystyrene (PS): Đây là loại nhựa chỉ nên dùng 1 lần, không nên dùng để đựng thực phẩm lâu dài do có thể sản sinh ra những chất độc hại.

Nhựa Polyvinyl Chloride (PVC): Đây là một loại nhựa vô cùng nguy hiểm. Loại nhựa này chứa rất nhiều chất độc hại cho sức khỏe như BPA - hợp chất có khả năng gây ung thư vì vậy không dùng đựng thực phẩm.

Nhựa tổng hợp: Loại nhựa này thường được ký hiệu số 7 hoặc không có ký hiệu. Phổ biến nhất trong số này là nhựa PC. Những loại nhựa này rất độc hại, do đó, không nên sử dụng hộp nhựa làm từ chất liệu này để bảo quản thực phẩm.

Cần chọn hộp nhựa được làm từ chất liệu an toàn của những thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng.

Cần chọn hộp nhựa được làm từ chất liệu an toàn của những thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng.

 Những lưu ý khi sử dụng

Khi sử dụng hộp nhựa để bảo quản thực phẩm, bạn cần phải lưu ý những điều sau:

Lựa chọn hộp nhựa có xuất xứ rõ ràng và chất lượng tốt: Bạn cần chọn hộp nhựa được làm từ chất liệu an toàn của những thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng.

Không cho thức ăn còn nóng ngay vào hộp nhựa: Nhiều loại hộp nhựa thường không chịu được nhiệt độ cao và có thể sinh ra những chất hóa học có hại.

Không nên sử dụng hộp nhựa cũ, trầy xước: Những hộp nhựa cũ thường là những loại hộp đã được dùng quá lâu. Hộp nhựa bị trầy xước dễ bị bám thực phẩm, khó vệ sinh, làm vi khuẩn dễ phát triển. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn không nên sử dụng chúng.

Không nên sử dụng hộp nhựa một lần cho nhiều lần: Hộp nhựa sử dụng một lần thường được làm từ nhựa PS hay nhựa tổng hợp, nếu tái sử dụng có thể sản sinh ra nhiều chất độc hại như BPA, phthalates, styrene, dioxins, cadmium,... Do đó, đối với những hộp nhựa này, bạn chỉ nên dùng 1 lần, không dùng đi dùng lại.

Không nên đựng những thực phẩm có tính axit cao, độ chua cao: Thực phẩm có độ chua cao có khả năng hòa tan các chất trong hộp nhựa. Nếu như hộp nhựa được làm từ những chất liệu kém an toàn, chúng có thể sinh ra các chất gây hại khi gặp môi trường có tính axit cao. Vì thế, bạn cần tránh bảo quản thực phẩm có độ chua hay tính axit cao trong hộp nhựa.

Không sử dụng miếng nhám, miếng bọt biển chà mạnh tay vì bề mặt hộp nhựa có thể bị trầy xước, giảm độ bền.

Không sử dụng miếng nhám, miếng bọt biển chà mạnh tay vì bề mặt hộp nhựa có thể bị trầy xước, giảm độ bền.

Cách vệ sinh hộp nhựa đựng thức ăn

So với hộp thủy tinh thì hộp nhựa dễ bám mùi thức ăn cũng như khó làm sạch hơn. Bạn cần vệ sinh hộp nhựa đúng cách để chúng luôn sạch, bền và an toàn.

Rửa sơ qua ngay khi lấy thức ăn ra khỏi hộp: Bước đầu tiên để loại bỏ mùi thức ăn bám vào và vết bẩn lưu lại trên đồ nhựa là rửa hộp ngay tại thời điểm sớm nhất có thể. Nếu bạn không có thời gian thì rửa sơ hộp rồi ngâm nước. Sau đó, có thể rửa kỹ bằng nước ấm và nước rửa chén. Cuối cùng rửa lại bằng nước lã.

Rửa với giấm: Sau khi rửa đồ nhựa với nước ấm và nước rửa bát, đổ đầy giấm vào hộp và để yên trong vòng 3 phút. Sau đó, đổ giấm đi và rửa lại bằng nước lã và nước rửa bát một lần nữa thì mọi vết bẩn, mùi hôi khó chịu cứng đầu của thức ăn sẽ hết.

Sử dụng chanh tươi: Với những món ăn đậm mùi mà đậm màu như cà ri, lẩu Thái... khi đựng bằng hộp nhựa rất dễ bị bám mùi và màu. Cách xử lý là ngay khi lấy thức ăn ra khỏi hộp nhựa, bạn lấy chanh tươi chà sát lên thành hộp, sau đó ngâm với nước ấm rồi rửa lại bằng nước rửa chén.

Lấy chanh tươi để vệ sinh hộp nhựa sau khi đựng thực phẩm đậm màu và mùi.

Lấy chanh tươi để vệ sinh hộp nhựa sau khi đựng thực phẩm đậm màu và mùi.

Dùng baking soda: Chỉ cần đổ một ít nước ấm và một ít bột baking soda rồi chà sát bên trong và xung quanh hộp. Sau đó, để yên mấy tiếng rồi rửa lại hộp nhựa sẽ sạch và hết mùi hôi. Bạn có thể tìm mua baking soda ở siêu thị hay những của hàng bán đồ làm bánh.

Ngâm với nước ấm và nước rửa chén: Một phương pháp làm sạch vết bẩn trên hộp nhựa đựng thực phẩm đó là ngâm với nước ấm có hoà một ít nước rửa chén. Nước ấm sẽ giúp khử mùi và dễ dàng rửa sạch các vết bẩn cứng đầu bám trên hộp nhựa.

Khi vệ sinh hộp nhựa, chỉ sử dụng nước ấm, không nên sử dụng nước nóng. Không sử dụng miếng nhám, miếng bọt biển chà mạnh tay vì bề mặt hộp nhựa có thể bị trầy xước, giảm độ bền. Sau khi làm sạch nên lật úp hộp nhựa trong kệ chén đĩa để hộp mau khô hoặc lau khô bằng khăn vải sạch để hộp khô ráo rồi mới đem cất để tránh hộp ẩm, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

(Kiến thức gia đình số 53)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm