| Hotline: 0983.970.780

Cách mạng hóa chuỗi cung ứng nông nghiệp sạch

Thứ Năm 05/04/2018 , 08:01 (GMT+7)

Theo nhiều chuyên gia đánh giá, khi nền nông nghiệp Việt Nam được áp dụng công nghệ Blockchain thì đó thực sự sẽ là một cuộc cách mạng đối với các chuỗi cung ứng và thanh toán bằng di động, quản lý thời gian thực và tài chính.

do-ho-du-n-nong-nghiep-sch-ton-cu-blockchin-gccoin-30111528267
Mô hình “trang trại thông minh” ứng dụng công nghệ GCA 3.0

Như chúng ta đã biết, nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng trong nước hiện nay thậm chí còn lớn hơn bất kỳ một nhu cầu nào khác. Trong khi đó, người tiêu dùng và các nhà sản xuất vẫn phải vật lộn với việc xác minh tính chính xác dữ liệu của nguồn cung, nguồn lao động hay ô nhiễm. Và nếu có bất kỳ sự thiếu hụt nào thì với nhu cầu sử dụng thực phẩm hữu cơ ngày càng cao của người tiêu dùng, họ vẫn sẽ chấp nhận trả thêm tiền để hiểu rõ nguồn gốc sản phẩm.

Theo các số liệu thống kê, hơn 1/3 số lương thực được nuôi trồng bị lãng phí, và rác thải thực phẩm làm cho ngành công nghiệp thực phẩm thiệt hại lên đến gần một nghìn tỷ USD hàng năm. Khi các giao dịch blockchain có thể được hoàn thành nhanh hơn và ít có khả năng bị tranh chấp qua ứng dụng GCAcoin 3.0, việc tiêu hao cùng chuỗi cung ứng cũng có thể được giảm bớt.

Ông Nguyễn Hữu Nam, Giám đốc kỹ thuật dự án GCA

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hữu Nam, Giám đốc kỹ thuật dự án Blockchain GCA3.0 dự án Nông nghiệp sạch toàn cầu (GCA) cho biết: “Blockchain hứa hẹn cải thiện truy xuất nguồn gốc và đảm bảo sự minh bạch trong chuỗi giá trị nông nghiệp. Khả năng nhanh chóng dò tìm nguồn gốc của các sản phẩm thực phẩm sẽ là một công cụ vô giá trong bối cảnh mà thực phẩm bẩn đang trở thành mối đe dọa như hiện nay”.

“Ví dụ cà phê trên thị trường thường bán với giá gấp nhiều lần so với những gì người nông dân được trả tiền vì các lái buôn thường báo cáo mức giá mà họ bán được thấp hơn so với thực tế. Lúc này, Blockchain có thể làm tăng giá trị minh bạch giữa nông dân và thị trường. Khi mỗi người tham gia chuỗi cung ứng báo cáo số liệu tương tự cho cả người gửi và người nhận hàng, thì giá trị thực sự của các mặt hàng nông sản của cũng dễ dàng xác minh”, ông Nam nói.

Các giao dịch có thể được giám sát hiệu quả và truyền đạt trên toàn bộ chuỗi cung ứng khi kết hợp với công nghệ IoT (Internet of things), nhờ đó có thể ngăn chặn việc tước đoạt giá và thanh toán chậm, đồng thời loại bỏ các trung gian và giảm phí giao dịch. Điều này có thể tạo ra giá cả hợp lý hơn và thậm chí giúp nông dân nhỏ nắm giữ một phần lớn hơn giá trị cây trồng của họ.

“Dự án xây dựng các nông trại áp dụng công nghệ Blockchain vào chuỗi cung ứng nông nghiệp sạch là mục tiêu trong tương lai gần. Tuy nhiên, việc thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết cho các giao dịch kỹ thuật số của người nông dân sẽ cần được giải quyết trước khi họ sử dụng được các công nghệ này.

Hiểu được điều đó nên dự án sẽ cung cấp thiết bị cho các nông trại. Đồng thời, vấn đề đầu ra cho nông sản cũng được giải quyết qua sàn giao dịch thương mại điện tử GCAEco của chúng tôi. Điều này nhằm đồng bộ hóa cả chuỗi cung ứng nông sản từ khi nuôi trồng đến tiêu thụ”, ông Nam cho biết.

Trên thế giới, những mô hình được gọi là “trang trại thông minh” đã xuất hiện ở nhiều nơi. Đó được hiểu là một hình thức nông nghiệp bền vững nhằm nâng cao chất lượng môi trường. Một quy trình đồng bộ và khép kín từ nuôi trồng đến chế biến, tích hợp công nghệ vào việc điều khiển chu kỳ sinh học tự nhiên và tạo khả năng phát triển kinh tế trong hoạt động nông nghiệp.

Canh tác thông minh sử dụng công nghệ blockchain để truyền dữ liệu chống giả mạo thời tiết, cảnh báo qua tin nhắn, giao thức máy móc, định vị GPS và nhiều ràng buộc hơn nữa.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm