| Hotline: 0983.970.780

Kiểm soát thương mại chiến lược góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu

Thứ Ba 01/04/2025 , 21:39 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh khía cạnh này, đồng thời nêu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược.

Ngày 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược.

Theo dự thảo, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp các bộ, ngành theo dõi việc thực hiện quy trình nội bộ của các doanh nghiệp được xác nhận đáp ứng quy định này. 

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 'Kiểm soát thương mại chiến lược là nghĩa vụ của Việt Nam trong thực thi các cam kết quốc tế'. Ảnh: MOIT.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: "Kiểm soát thương mại chiến lược là nghĩa vụ của Việt Nam trong thực thi các cam kết quốc tế". Ảnh: MOIT.

Chương trình tuân thủ nội bộ là tập hợp bộ quy trình được thương nhân tham gia vào hoạt động xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, trung chuyển, quá cảnh hàng hóa lưỡng dụng xây dựng để tổ chức thực hiện bắt buộc trong nội bộ thương nhân nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định về kiểm soát thương mại chiến lược.

Việc tuân thủ nội bộ bao gồm 6 bộ quy trình. Cụ thể: Cam kết trách nhiệm của thương nhân, trách nhiệm của chủ thương nhân, trách nhiệm của các bộ phận và nhân viên về kiểm soát thương mại chiến lược theo quy định của pháp luật; Quy trình về rà soát người sử dụng cuối và mục đích sử dụng của hàng hóa trong giao dịch;

Quy trình về cách thức thương nhân thường xuyên cập nhật các quy định pháp luật về kiểm soát thương mại chiến lược; Quy trình về đào tạo nội bộ liên quan tới lĩnh vực này; Quy trình về lưu trữ thông tin và tài liệu và Quy trình về nghĩa vụ thông báo.

Trong trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp đầy đủ, đúng quy định, dự thảo cho biết, trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận Bộ Công Thương sẽ gửi hồ sơ tới bộ, cơ quan liên quan để xin ý kiến. Trong thời hạn 7 ngày kể từ lúc nhận công văn này, các cơ quan sẽ trả lời bằng văn bản về việc đồng ý hay không việc phê duyệt chương trình tuân thủ nội bộ của doanh nghiệp. 

Trừ trường hợp phải tiến hành kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất, kinh doanh, trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận ý kiến trên, Bộ Công Thương sẽ ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình tuân thủ nội bộ của doanh nghiệp.

Phiên họp có sự tham gia của đại diện Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và một số đơn vị khác. Ảnh: MOIT.

Phiên họp có sự tham gia của đại diện Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và một số đơn vị khác. Ảnh: MOIT.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian qua, xu hướng dịch chuyển của các chuỗi giá trị toàn cầu đã giúp Việt Nam dần trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt đối với các ngành sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như điện tử, máy tính và đặc biệt là công nghệ bán dẫn.

Để đảm bảo các hoạt động chuyển giao công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm công nghệ cao, nhiều đối tác thương mại đã đề nghị Việt Nam nghiên cứu, xây dựng cơ chế kiểm soát thương mại chiến lược nhằm nâng cao năng lực kiểm soát công nghệ, tăng khả năng thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, giảm nguy cơ các công nghệ nguồn này bị đưa sang nước thứ ba khi chưa được nước xuất khẩu đồng ý.

"Công tác kiểm soát thương mại chiến lược vừa là nghĩa vụ của Việt Nam trong thực thi các cam kết quốc tế, vừa thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong bảo vệ an ninh, hòa bình quốc tế", Bộ trưởng chia sẻ.

Theo người đứng đầu Bộ Công Thương, với vị thế là quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh, trong tốp 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất và có quan hệ thương mại với hầu hết các quốc gia, Việt Nam rất quan tâm tới việc xây dựng khung pháp lý về kiểm soát thương mại chiến lược, đưa vào các chương trình phối hợp song phương.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp cụ thể để hướng tới cán cân thương mại hài hòa và bền vững với nhiều đối tác thương mại lớn, như Hoa Kỳ, EU... 

"Việc xây dựng được cơ chế kiểm soát thương mại chiến lược hiệu quả góp phần tạo nền tảng chắc chắn cho việc tăng cường nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ nguồn từ thị trường này, từ đó giúp cân bằng cán cân thương mại", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Cũng tại phiên họp, các thành viên Ban soạn thảo cơ bản thống nhất với sự cần thiết ban hành, phạm vi và đối tượng điều chỉnh, cùng như một số nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định.

Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo Thường trực Tổ biên tập khẩn trương tiếp thu góp ý, tiếp tục hoàn thiện dự thảo để trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm
Cùng sinh viên kiến tạo con đường nông nghiệp hạnh phúc

THÁI NGUYÊN Ngày 2/4, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã ký kết hợp tác toàn diện với Tập đoàn Tân Long với nhiều nội dung nội dung quan trọng, hỗ trợ sinh viên phát triển.

Chế biến sâu để tăng giá trị rong biển

KHÁNH HÒA Có một doanh nghiệp tiên phong chế biến, cho ra đời nhiều sản phẩm gia tăng giá trị từ rong biển để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Mong chính sách tín dụng linh hoạt hơn cho lĩnh vực nông nghiệp

Cần Thơ Các địa phương, doanh nghiệp kiến nghị giải pháp tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy chính sách tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nhất là Đề án một triệu hecta lúa chất lượng cao.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bí kíp 'chốt đơn' 20 lô đất/tháng của nhà môi giới tại Hải Phòng

Bí kíp 'chốt đơn' và cơ duyên đến với nghề môi giới bất động sản của anh Nguyễn Văn Sen khá tình cờ và thú vị trong 'một lần mua đất bị hớ'.

Bình luận mới nhất