| Hotline: 0983.970.780

Cách Trung Quốc chi viện Hồ Bắc những ngày bị phong tỏa

Thứ Bảy 28/03/2020 , 13:27 (GMT+7)

Các tỉnh thành trên toàn quốc được chỉ định đảm bảo cung cấp đủ các mặt hàng và chuyển đến địa phương bị đóng cửa vì Covid-19 để giúp người dân không lo thiếu đói.

Hành động thống nhất

Đại dịch coronavirus vẫn đang đặt ra những mối đe dọa và thách thức trên quy mô toàn cầu khi nhiều địa phương, thậm chí là toàn bộ từng quốc gia sẽ phải tuyên bố phong tỏa theo nhiều kịch bản khác nhau.

Người dân Quảng Tây đóng gói dưa hấu đưa lên tàu chuển đến Vũ hán. Ảnh: Tân Hoa Xã

Người dân Quảng Tây đóng gói dưa hấu đưa lên tàu chuển đến Vũ hán. Ảnh: Tân Hoa Xã

Trung Quốc là nước đầu tiên áp lệnh phong tỏa tỉnh Hồ Bắc với khoảng 60 triệu dân- nơi khởi phát dịch và đến nay mọi sự đang dần trở lại nhịp sống hàng ngày. Tài liệu mới nhất mà nước này vừa công bố có thể được coi là “cẩm nang” cho nhiều nơi khác tham khảo trong cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch bằng cách huy động một lượng lớn tài nguyên với khẩu hiệu: "Hành động thống nhất".

Kể từ ngày 13/1, khi Hồ Bắc bị phong tỏa, trong đó tâm dịch là thủ phủ Vũ Hán với 11 triệu dân đã bắt đầu tiếp nhận một khối lượng lớn thực phẩm, rau xanh và các nhu yếu phẩm được gửi từ khắp đất nước đến bằng xe tải.

Tập đoàn dịch vụ vận chuyển hàng hóa Manbang Group được giao phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức điều tiết và phân phối từng nhóm mặt hàng đến cho người dân theo thứ tự ưu tiên.

Nhiều tỉnh thành trên cả nước ngay lập tức hưởng ứng chiến dịch chi viện cho người dân Hồ Bắc vượt qua đại dịch. Ví như vựa rau lớn nhất nhì đất nước Lanlinh ở tỉnh Sơn Đông quyên góp 300 tấn tỏi và một lượng lớn rau xanh các loại gửi tặng tỉnh láng giềng.

Nông dân tỉnh Hải Nam thu hoạch rau xanh hôm 5 tháng 2 năm 2020 chuyển đến Vũ Hán. Ảnh: Chinadaily

Nông dân tỉnh Hải Nam thu hoạch rau xanh hôm 5 tháng 2 năm 2020 chuyển đến Vũ Hán. Ảnh: Chinadaily

Wang Shujian, phó Chủ tịch tỉnh Sơn Đông, cách Vũ Hán 1.000 km trấn an: "Các bạn cứ yên tâm, chúng tôi có đủ rau trên các cánh đồng sẵn sàng chuyến đến Hồ Bắc".

Trước đó, chính phủ Trung Quốc đã chỉ định 8 tỉnh và thành phố phải đảm bảo cung cấp cho Hồ Bắc tám loại thực phẩm thiết yếu hằng ngày gồm thịt, rau, trứng, sữa, gạo, bột mì, dầu ăn và mì ăn liền.

Ông Cui Xinjian, một nông dân ở Sơn Đông đã gửi dưa chuột và cà chua Hồ Bắc được trồng trong hai nhà kính cho biết: "Tôi chỉ vào nhà kính khi thu hoạch còn các công đoạn tưới nước, điều chỉnh ánh sáng và thông gió đều được điều hành qua ứng dụng trên điện thoại di động có tên là Nông nghiệp thông minh nhằm giúp ông né tránh bị dính virus.

Cả nước hướng về Hồ Bắc

Ông Qiao Risheng, phó chủ tịch thành phố Thọ Quang (Sơn Đông) cho biết,  sau khi nhận được các đơn hàng rau quả chúng tôi đã huy động toàn bộ lực lượng tình nguyện viên để lựa chọn và phân loại cũng như zkiểm tra chất lượng rồi đóng gói đưa lên các xe tải chay xuyên ngày đêm đến Vũ Hán ngay trong ngày hôm sau.

"Chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ trong 16 giờ cho 300 tấn rau đến đúng địa chỉ theo yêu cầu, việc này trước đây thường phải mất tới 48 giờ", ông Qiao nói.

Chuyến tàu chở 178 tấn trái cây và rau xanh rời ga Nam Ninh (Quảng Tây) đến Hồ Bắc. Ảnh: Tân Hoa Xã

Chuyến tàu chở 178 tấn trái cây và rau xanh rời ga Nam Ninh (Quảng Tây) đến Hồ Bắc. Ảnh: Tân Hoa Xã

Không chỉ là vùng sản xuất và kinh doanh rau quả lớn nhất quốc gia, trong chiến dịch chi viện cho Hồ Bắc chống đại dịch vừa qua, Sơn Đông đã gửi đến tỉnh tâm dịch tổng cộng 7.060 tấn rau xanh, 107 tấn thịt lợn và 2.498 tấn thịt gia cầm giúp người dân tỉnh này có đủ thực phẩm hằng ngày.

Theo Sở Nông nghiệp Sơn Đông, trong giai đoạn dịch hoành hành nhưng tỉnh này vẫn đảm bảo sản xuất được tới 47.000 tấn bột mì, 20.000 tấn dầu thực vật, 52.000 tấn rau và 9.300 tấn trứng mỗi ngày. Ngoài ra, địa phương này còn dự trữ được 92.000 tấn thịt lợn và 412.000 tấn sản phẩm gia cầm, đủ để đáp ứng mọi nhu cầu.

Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc cho biết trong giai đoạn cao điểm, từ ngày 27/1 đến ngày 28/2, đã có hơn 541.300 tấn nhu yếu phẩm hằng ngày và 1,18 triệu tấn hàng hóa khác như than đá và xăng dầu từ khắp mọi nơi trên đất nước đã được chuyển đến Hồ Bắc.

Lực lượng tình nguyện viên tỉnh Sơn Đông đóng gói rau xanh đưa lên xe tải chuyển đến tâm dịch Vũ Hán. Ảnh:  China Daily

Lực lượng tình nguyện viên tỉnh Sơn Đông đóng gói rau xanh đưa lên xe tải chuyển đến tâm dịch Vũ Hán. Ảnh:  China Daily

Tỉnh Hà Nam và khu tự trị Trùng Khánh, cả hai địa phương láng giềng Hồ Bắc là hai nơi đã hy sinh ngày đêm, không tiếc công sức trong việc hỗ trợ người dân Hồ Bắc đối phó đại dịch.

Tính đến ngày 3/2, Hà Nam- trung tâm sản xuất bánh quy, mì ăn liền, xúc xích và bánh bao đông lạnh đã gửi tặng hơn 110.000 hộp thức ăn nhanh cho Hồ Bắc. Trong khi ngành thương mại hai địa phương này cũng đã quyên góp gửi khoảng 10.000 tấn rau đến Vũ Hán hằng ngày.

Ngoài ra, nhiều loại thực phẩm nổi tiếng của các vùng miền khác như gạo Cát Lâm, thịt bò khu tự trị Tân Cương, sữa Nội Mông, hải sản Đại Liên và Liêu Ninh, trái cây Vân Nam và Quảng Tây đã và đang tiếp tục được vận chuyển đến Hồ Bắc.

Chính phủ Trung Quốc đã chỉ định 8 địa phương có nhiệm vụ cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm chi viện cho tỉnh Hồ Bắc trong những ngày bị phong tỏa. Ảnh: Xinhua

Chính phủ Trung Quốc đã chỉ định 8 địa phương có nhiệm vụ cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm chi viện cho tỉnh Hồ Bắc trong những ngày bị phong tỏa. Ảnh: Xinhua

Jiang Liansheng, người đứng đầu Sở Thương mại tại Quảng Tây cho biết: "Chúng tôi thường xuyên liên lạc với Hồ Bắc để tìm hiểu nhu cầu và số lượng hàng hóa cần thiết để sản xuất và cung ứng. Tất cả các mặt hàng đều phải vượt qua các xét nghiệm về dư lượng thuốc trừ sâu và được cấp chứng nhận đảm bảo chất lượng”.

"Trái cây và rau quả được thu hái trước 2 ngày trước khi đưa lên tàu và để đảm bảo xanh tươi, chúng tôi dùng hệ thống kho lạnh và đều có truy xuất nguồn gốc”, vị này cho hay.

Trung Quốc là nhà sản xuất rau lớn nhất thế giới, với sản lượng hàng năm hơn 700 triệu tấn. Tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát và lây lan, việc vận chuyển rau xanh cũng như thực phẩm đến tỉnh Hồ Bắc được coi là một thách thức không nhỏ.

Tính đến ngày 11/3, chính quyền Quảng Tây đã gửi 13 chuyến tàu hàng đến Hồ Bắc, với tổng cộng 2.600 tấn nhu yếu phẩm hàng ngày cùng với khoảng 2.500 tấn vật tư đã được huy động quyên góp từ 170 doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp và cá nhân từ 13 địa phương trong tỉnh gửi tặng.

Wei Xinye, tổng giám đốc một doanh nghiệp ở quận Yongfu (Quế Lâm) chuyên sản xuất trái cây để làm thuốc cổ truyền chữa bệnh ho và giúp phổi không bị khô đã gửi tặng lực lượng y bác sỹ tuyến đầu các bệnh viện ở Hồ Bắc 100.000 miếng ngậm để giữ sức khỏe chiến đấu cứu người bệnh.

"Chúng tôi hy vọng các sản phẩm của chúng tôi có thể làm giảm bớt sự vất vả, đau đớn của các bác sĩ và bệnh nhân trong tỉnh và mang lại một chút ngọt ngào cho cuộc sống", ông Wei nói.

Còn ông Qin Jibing, chủ tịch Hiệp hội trồng cam đường Lipu ở Quảng Tây đã quyên góp tiền để mua 50 tấn cam từ nông dân trong tỉnh để tặng những người bệnh ở Hồ Bắc bổ sung vitamin chiến đấu với bệnh tật.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm