| Hotline: 0983.970.780

Cải thiện sức khỏe đất nhằm nâng cao tính bền vững của nông nghiệp

Thứ Sáu 09/12/2022 , 13:59 (GMT+7)

Sáng 9/12, cuộc họp khởi động dự án 'Hỗ trợ xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động về sức khỏe đất quốc gia' đã diễn ra tại Hà Nội.

Cuộc họp khởi động dự án 'Hỗ trợ xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động về sức khỏe đất quốc gia' có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia và nhà chính sách nông nghiệp tham dự. 

Cuộc họp khởi động dự án "Hỗ trợ xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động về sức khỏe đất quốc gia" có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia và nhà chính sách nông nghiệp tham dự. 

Tại Việt Nam, sức khỏe của đất đang đối mặt với nhiều vấn đề. Mặc dù các quá trình suy thoái chính ảnh hưởng đến đất của Việt Nam đã được đề cập song hiện nay vẫn chưa có các phân tích cụ thể về tình trạng đất của Việt Nam và không có hệ thống giám sát để xem xét các hoạt động quản lý đang ảnh hưởng đến sức khỏe của đất như thế nào, hoặc tác động tích cực của một số biện pháp can thiệp nhằm nâng cao tính bền vững của nông nghiệp, thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Việc thiếu thông tin cập nhật về tài nguyên đất là một rào cản đáng kể trong quản lý đất bền vững.

PGS.TS Trần Minh Tiến, Viện tưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa cho biết dự án “Hỗ trợ xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động sức khỏe đất quốc gia” thiết kế với mục đích chính là hỗ trợ xây dựng và triển khai Chiến lược sức khỏe đất quốc gia (NSHS) và Kế hoạch quốc gia về quản lý sức khỏe đất (NP-SHM) giai đoạn 2022 - 2026, sẽ góp phần chuyển đổi hệ thống lương thực của Việt Nam theo hướng sinh thái nông nghiệp và bền vững.

Trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Kỹ thuật (TCP) này, tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để rà soát Kế hoạch quốc gia về quản lý sức khỏe đất giai đoạn 2010 - 2020; phân tích và đánh giá các khung công việc và phương pháp tiếp cận toàn cầu có liên quan cũng như các mô hình và phương pháp tốt nhất về quản lý sức khỏe đất.

Dự kiến NSHS và NP-SHM sẽ giải quyết toàn diện các thách thức cơ bản nêu trên, đặc biệt là cách tiếp cận hệ thống để quản lý sức khỏe của đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập thương mại toàn cầu; tích hợp sức khỏe cây trồng, dinh dưỡng cây trồng, chất lượng và dinh dưỡng an ninh lương thực; lồng ghép bảo trợ xã hội và tăng trưởng toàn diện như vì người nghèo, trao quyền cho phụ nữ và thanh niên; tuân thủ và góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học; và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới.

Chương trình hợp tác kỹ thuật này đã được phê duyệt vào ngày 30/9/2022 và được ra mắt trong cuộc họp khởi động do FAO và Viện Thổ nhưỡng Nông hóa chủ trì vào ngày 9/12. 

Thông qua dự án, FAO kỳ vọng dinh dưỡng của thực phẩm sẽ được cải thiện, đa dạng sinh học trong đất và sinh kế người dân cũng được bảo vệ. 

Thông qua dự án, FAO kỳ vọng dinh dưỡng của thực phẩm sẽ được cải thiện, đa dạng sinh học trong đất và sinh kế người dân cũng được bảo vệ. 

Cuộc họp khởi động nhằm huy động tất cả các bên liên quan trong việc chuẩn bị vận hành các hoạt động của TCP/VIE/3901 - “Hỗ trợ xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động sức khỏe đất quốc gia”. Các nội dung chính bao gồm tư vấn kế hoạch hoạt động trên cơ sở nội dung văn kiện dự án và thống nhất về công việc, kế hoạch hành động để thực hiện dự án, bao gồm các bước thực hiện tiếp theo.

Ông Remi Nono Womdim, Trưởng đại diện tổ chức Nông lương Liên hợp quốc tại Việt Nam khẳng định: “FAO cam kết, với tư cách là đối tác lâu dài của Chính phủ Việt Nam, tiếp tục hỗ trợ quản lý đất bền vững và có trách nhiệm, cải thiện sinh kế của mọi người – không để ai bị bỏ lại phía sau.”

Đại diện của FAO cũng nhấn mạnh rằng tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam sẽ được biến thành hành động cụ thể thông qua dự án này, qua đó cải thiện dinh dưỡng của thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ, bảo vệ đa dạng sinh học có trong đất, bảo vệ sinh kế bền vững của nông hộ sản xuất nhỏ và góp phần giảm lượng khí carbon thải vào môi trường.

“Sự hợp tác giữa Viện Thổ nhưỡng Nông hóa và tổ chức FAO rất đúng thời điểm và kịp thời. Chúng ta có thể hỗ trợ Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu và điển hình trong quản lý đất bền vững và có trách nhiệm. Với tư cách là đại diện của tổ chức FAO tại Việt Nam, tôi xin tái khẳng định cam kết của chúng tôi trong việc cải thiện các điều kiện để đất và xây dựng các thực hành tốt nhất thông qua các hoạt động trong và ngoài dự án”, ông Remi Nono Womdim cho biết.

Tại buổi họp khởi động dự án, các chuyên gia, nhà nghiên cứu chính sách và đại diện các Viện, trường liên quan cũng đã trao đổi và đóng góp nhiều ý kiến, đề xuất để dự án được triển khai thành công tại Việt Nam với mục tiêu chung là cải thiện sức khỏe đất, hướng tới phát triển nền nông nghiệp sinh thái, bền vững. 

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Mưa lớn, nhiều nơi ở Quảng Ngãi bị ngập sâu, chia cắt

Mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ về khiến nước các con sông ở tỉnh Quảng Ngãi dâng cao, gây ngập lụt một số khu dân cư và chia cắt giao thông.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.