| Hotline: 0983.970.780

Báo động tài nguyên đất đang cạn kiệt

Thứ Hai 06/06/2022 , 09:22 (GMT+7)

Tại sao tình trạng thiếu đất lại đe dọa đến lương thực, thuốc men và khí hậu? Là bởi đất có thể được coi là “vàng đen” và nhân loại đang dần cạn kiệt nó.

Đất canh tác tạo ra  95% sản lượng lương thực nuôi sống nhân loại. Ảnh: Getty

Đất canh tác tạo ra  95% sản lượng lương thực nuôi sống nhân loại. Ảnh: Getty

Đây là thông điệp mới nhất của Liên Hợp quốc, đồng thời tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ điều hòa các nỗ lực quốc tế vì mục tiêu chung tuyên bố “tài nguyên đất là hữu hạn”, và dự đoán thảm họa mất mát nguồn tài nguyên đất trong vòng 60 năm tới.

Jo Handelsman, tác giả của cuốn sách mới “Một thế giới không có đất” và là giáo sư tại Đại học Wisconsin-Madison nói: “Hiện có nhiều nơi đã bị mất hết lớp đất mặt”.

Công ước của Liên Hợp quốc về chống sa mạc hóa ước tính, tác động của suy thoái đất có thể gây ra thiệt hại cho nhân loại lên tới 23 nghìn tỷ USD về lương thực, dịch vụ hệ sinh thái và thu nhập trên toàn thế giới vào năm 2050.

“Chúng tôi đã xác định được 10 mối đe dọa đối với đất trong báo cáo toàn cầu mới công bố, trong đó vấn nạn xói mòn đất đang được coi là ‘báo động đỏ’ vì nó diễn ra ở khắp mọi nơi”, Ronald Vargas, thư ký của Đối tác Đất Toàn cầu và Nước tại Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp quốc (FAO) cảnh báo.

Theo FAO, xói mòn đất có thể làm giảm tới 10% năng suất cây trồng vào năm 2050, tương đương với việc thế giới mất đi hàng triệu mẫu đất canh tác.

Và một khi nguồn tư liệu sản xuất vô giá và không thể thay thế này bị mất đi, đồng nghĩa nguồn cung cấp thực phẩm, nước uống sạch và đa dạng sinh học bị đe dọa. Hơn nữa, đất còn đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu.

Theo Trường Khí hậu Columbia, đất chứa nhiều gấp hơn ba lần lượng carbon trong khí quyển trái đất và gấp bốn lần trong tất cả các loài thực vật và động vật sống cộng lại.

“Đất là môi trường sống của hơn một phần tư đa dạng sinh học trên hành tinh. Mỗi gam đất chứa hàng triệu tế bào vi khuẩn và nấm đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các hoạt động của hệ sinh thái”, Reza Afshar, nhà khoa học chính tại trang trại nghiên cứu nông nghiệp tái sinh thuộc Viện Rodale, nói với CNBC.

Viện Rodale ở Kutztown, bang Pennsylvania (Mỹ), được biết đến là nơi khai sinh ra nền nông nghiệp hữu cơ hiện đại. “Các dự án chúng tôi thực hiện ở đây tập trung vào việc cải thiện và tái tạo sức khỏe của đất. Hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục một thử nghiệm về hệ thống canh tác đã họa động trong 42 năm. Và đây chính là phép so sánh song song tồn tại lâu nhất giữa các hệ thống canh tác ngũ cốc hữu cơ và thông thường ở Bắc Mỹ”, nhà khoa học Afshar nói.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nông nghiệp tái sinh, hữu cơ tạo ra năng suất cao hơn tới 40% trong điều kiện hạn hán, đồng thời có thể mang lại cho nông dân lợi nhuận lớn hơn và thải ra ít khí thải carbon hơn 40% so với các phương pháp canh tác nông nghiệp thông thường.

Viện Rodale cho biết: “tất cả đều bắt đầu từ đất”.

“Khi đề cập đến vấn đề đất lành mạnh, nghĩa là chúng ta đang nói về tất cả các khía cạnh của đất bao gồm, hóa học, vật lý và sinh học phải ở trạng thái hoàn hảo để có thể tạo ra thực phẩm lành mạnh cho con người”, ông Afshar cho hay.

Và điều đặc biệt quan trọng là hiện thế giới vẫn dựa vào tài nguyên đất mới có thể tạo ra  95% sản lượng lương thực cho nhân loại.

Tuy nhiên đất canh tác hay còn gọi là tình trạng sức khỏe của đất tại nhiều vùng nông nghiệp trọng điểm trên thế giới đang rất báo động bởi việc lạm dụng hóa chất quá mức, đất lâu ngày không được bồi bổ, trở nên suy thoái, sinh ra các loại nấm hại, tuyến trùng, vi khuẩn gây hại đe dọa nhiều đối tượng cây trồng.

(CNBC)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất