| Hotline: 0983.970.780

Cấm khai thác, thu ngư cụ tàu cá mới không vi phạm

Thứ Sáu 19/10/2018 , 07:01 (GMT+7)

Mặc dù tàu cá của Khánh Hòa vi phạm vùng biển khai thác nước ngoài đã giảm, song vẫn còn 2 trường hợp mới đây bị nước ngoài bắt giữ.

14-44-38_1
Mặc dù thời gian qua tỉnh Khánh Hòa nổ lực tuyên truyền nhưng mới đây có 2 tàu vi phạm

Đó là thông tin tại hội nghị sơ kết đánh giá kết quả triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu, do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức vào sáng 18/10.
 

Giảm nhưng vẫn còn

Cụ thể, 2 phương tiện/9 thuyền viên bị nước ngoài bắt giữ, trong đó 1 trường hợp chưa rõ kết quả. Nếu so năm 2016 với 6 trường hợp/50 phương tiện và năm 2017 có 8 trường hợp/85 thuyền viên.

Ông Dương Nam Khánh, PGĐ Sở Ngoại vụ Khánh Hòa, cho biết 2 phương tiện tàu cá bị bắt giữ đó là: Tàu KH 95291 TS cùng 5 ngư dân bị Malaysia bắt giữ vào ngày 14/6/2018.

Đại sứ quán Việt Nam tại Maylaysia cho biết, tàu cá này đã bị Cơ quan thực thi pháp luật trên biển Malaysia (MMEA), bang Sabah bắt giữ do đánh bắt trái phép trên biển Malaysia. Tòa án Malaysia đã đưa ra vụ việc ra xét xử vào ngày 15/9/2018. Hiện các ngư dân đang bị giam giữ tại Kota Kinabalu, Sabah, Malaysia.

Hai là, tàu KH 99666 TS cùng 4 ngư dân của tỉnh đã bị hải quân Brunei bắt giữ vào ngày 27/9/2018. Theo thông tin Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei, tàu cá này trong quá trình đánh bắt, bị hết nhiên liệu và thực phẩm nên thả trôi tự do để tàu bạn cung cấp nguyên liệu. Trong quá trình đó, các ngư dân ngủ, nghỉ và có câu mực. Phía cảnh sát biển Brunei có hình ảnh ngư dân câu mực và nghi ngờ đây là tàu vệ tinh, chuyên đánh bắt thủy sản rồi chuyển cho tàu mẹ.

Chiều 4/10/2018, Tòa án Brunei đã đưa ra vụ việc xét xử. Theo đó, các ngư dân đã vi phạm Luật Thủy sản của nước bạn, bị tuyên phạt thuyền trưởng 10.000 đô la Brunei (BND) hoặc 10 tháng tù giam nếu không nộp phạt. Còn các thuyền viên bị phạt 1.000 đô la Brunei hoặc 1 tháng tù giam nếu không nộp phạt. Tịch thu tàu cá, ngư cụ và thủy sản đánh bắt.

Ngoài ra, theo Sở Ngoại vụ, hiện vẫn còn 1 trường hợp tàu cá KH 90389 TS cùng 4 ngư dân của địa phương đã bị mất liên lạc từ ngày 5/2/2018 khi tàu hoạt động tại tọa độ 12009’N - 109014’E, đến nay vẫn chưa có thông tin.
 

Xử lý nghiêm

Để ngăn chặn các phương tiện đánh bắt bất hợp pháp, các đại biểu yêu cầu phải xử lý nghiêm các tàu cá vi phạm.

Đại diện BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa đề nghị đối với các phương tiện ngư dân đã từng vi phạm, tỉnh cần áp dụng hình thức xử phạt mạnh, đủ sức răn đe như: Tước giấy phép khái thác thủy sản, thu hồi chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng, buộc chủ tàu cá phải chi trả kinh phí để đưa thuyền viên bị bắt giữ về nước… Đặc biệt, phải kiên quyết không giải quyết các chính sách hỗ trợ theo QĐ 48/2010/QĐTTg đối với các trường hợp vi phạm.

14-44-38_2
Ông Đào Công Thiên phát biểu tại hội nghị

Còn đối với phương tiện và thuyền trưởng vi phạm sau khi trở về đất liền, tỉnh chỉ đạo các địa phương tổ chức kiểm điểm, xử lý trước cộng đồng và địa phương.

Cùng quan điểm trên, ông Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghề cá Khánh Hòa cũng cho rằng dứt khoát phải xử lý nghiêm 2 tàu vi phạm, cấm khai thác và tịch thu toàn bộ ngư cụ hành nghề.

“Phải làm mạnh tay như vậy ngư dân mới dứt khoát không vi phạm vùng biển nước ngoài. Chứ nếu như thế này làm sao chúng ta gỡ được “thẻ vàng” của EU. Do đó, đề nghị lãnh đạo tỉnh và Sở NN-PTNT phải chỉ đạo mạnh hơn nữa về việc này”, ông Lăng nói.

Còn theo đại diện Cty TNHH Hải sản Bền Vững, trong Thông tư 02 về xác nhận nguồn gốc hải sản, có sự kêu gọi các DN không thu mua thủy sản đánh bắt bất hợp pháp. Do đó, ông đề nghị cơ quan quản lý công khai danh sách tàu cá vi phạm, để các DN biết và thực hiện. Bởi vừa qua DN có mua hải sản của một số tàu, đã trả tiền rồi, nhưng không làm được giấy chứng nhận nguồn gốc và xuất khẩu được.

Về 2 tàu vi phạm, ông Đào Công Thiên, Phó Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa trước mắt thăm hỏi, động viên gia đình ngư dân. Sau đó đề nghị TP Nha Trang phải xử lý, chứ không thể ảnh hưởng đến hơn 600 chiếc tàu đánh bắt xa bờ.

Đồng thời ông Thiên cho rằng, phải quán triệt các xã phường có tàu cá vi phạm. Kỳ này trong quy chế tiếp theo các phường có tàu vi phạm, thì phải trừ thi đua, kể cả phòng kinh tế và UBND TP.

Phó Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa Đào Công Thiên cho rằng, muốn rút được “thẻ vàng” thì chúng ta phải thực hiện tốt 2 giải pháp đó là quản lý tàu cá và thực thi pháp luật nghiêm túc. Để làm được điều này thì phải quản lý chặt chẽ từng tàu, từng ngư trường khai thác, từng thuyền trưởng, thuyền viên trên tàu và cả chủ tàu. Còn thực thi pháp luật thì phải xử lý thực nghiệm các vi phạm và không được lơ là.

Bên cạnh đó phải tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, phổ biến về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định cho các xã phường ven biển, nhất là TP Nha Trang. Ngay cảng phải quyết tâm truy xuất cho được nguồn gốc hải sản. Biên phòng cũng phải kiểm soát chặt tàu cá ra và cập cảng. Sở NN-PTNT phải hoàn thanh xong đề án, để trình hỗ trợ về lắp đặt máy hành trình giám sát tàu cá trước 31/11.

 

Xem thêm
80% sản lượng dừa sáp Trà Vinh bán dưới hình thức nguyên liệu thô

Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng diện tích dừa hữu cơ gắn với mã số vùng trồng xuất khẩu tại Trà Vinh, cần liên hệ với cơ quan chức năng để được hỗ trợ.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Chất lượng là yếu tố số 1 để nâng cao thương hiệu rau quả Việt Nam

‘Để nâng cao giá trị thương hiệu ngành rau quả Việt Nam, chất lượng là yếu tố số 1, sau đó mới đến giá cả', Phó Tổng Giám đốc Doveco Nguyễn Thanh Tùng cho hay.

Hà Nội sắp phê duyệt chủ trương cải tạo lại ba chung cư cũ

UBND TP. Hà Nội có văn bản kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP. Dương Đức Tuấn về việc thực hiện đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ ở Hà Nội.