| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 14/08/2019 , 09:02 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 09:02 - 14/08/2019

Căn bệnh kinh niên

Trong báo cáo trả lời cử tri Hà Nội được đưa ra mới đây, Bộ GT-VT đã nêu ra 12 nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan khiến dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ.

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Nhưng, điều khiến cử tri không hài lòng nhất là: Trong báo cáo này, quý bộ không đề cập gì đến câu hỏi quan trọng nhất: Bao giờ thì đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động và khai thác thương mại?

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, từ tổng vốn đầu tư ban đầu 550 triệu USD, đã đội vốn lên 40%, thành 891,9 triệu USD, và từ mốc thời gian đưa vào hoạt động năm 2015, nhưng cho đến nay vẫn “chưa hẹn ngày về”, nợ lãi và gốc phát sinh mỗi năm 650 tỷ đồng.

Thế nhưng, dự án đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông vẫn chưa phải là kỉ lục buồn về việc đội vốn và chậm tiến độ. Theo báo Lao Động Online, thì tuyến metro số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi) sau 15 năm có chủ trương đầu tư, đến giờ vẫn còn nằm trên giấy, kế hoạch ban đầu 2013 - 2020 đã phải điều chỉnh sang giai đoạn 2017 - 2024. Và tổng vốn đầu tư dự án ban đầu 9.197 tỷ đồng, giờ đã đội lên gấp 9 lần con số ban đầu, thành 81,537 tỷ đồng. Một con số khủng khiếp. Nhưng cũng chưa ai dám chắc con số 81.537 tỷ đồng đó đã phải là con số cuối cùng chưa ?

Chỉ riêng hai dự án Cát Linh - Hà Đông và Yên Viên- Ngọc Hồi, đã vứt đi hơn 3 tỷ USD tiền thuế của dân vì đội vốn và chậm tiến độ. Nhưng đó chỉ là 2 trong tổng số 1.778 dự án chậm tiến độ, đội vốn và 422 dự án gây thất thoát, lãng phí trong các dự án đầu tư công năm 2018.

Trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng, thì thực hiện đúng tiến độ luôn luôn là yêu cầu đầu tiên và là yêu cầu cao nhất. Việc hoàn thành dự án đúng tiến độ sẽ có điều kiện đưa dự án vào khai thác sớm, giúp kinh tế phát triển. Dự án chậm ngày nào là kinh tế chậm phát triển ngày đó.

Chậm tiến độ và đội vốn dự án luôn luôn là một cặp song sinh, và số vốn đội lên, dù là vốn ODA hay vốn tự có, tất cả đều đè nặng lên vai người dân, thế hệ này và cả các thế hệ sau nữa.

Chính vì vậy, với các dự án chậm tiến độ và đội vốn, yêu cầu đầu tiên của người đóng thuế, là hãy chỉ mặt đặt tên những cá nhân phải chịu trách nhiệm về việc này, xử lí họ theo quy định của pháp luật.

Nhưng buồn thay, trong hàng ngàn dự án chậm tiến độ, đội vốn và thất thoát, lãng phí đó, hầu như chưa có cá nhân nào phải chịu trách nhiệm. Kể cả trong báo cáo gần đây nhất của Bộ GT-VT trả lời cử tri Hà Nội về đường sắt Cát Linh - Hà Đông, bộ cũng lờ tịt vấn đề. Không có một cá nhân nào phải chịu trách nhiệm được chỉ ra.

Và nếu cứ đà này, thì càng ngày sẽ càng có nhiều dự án đầu tư công bị chậm tiến độ và đội vốn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm