| Hotline: 0983.970.780

Cán bộ đê điều nuôi lợn giỏi

Thứ Năm 22/01/2015 , 06:40 (GMT+7)

Tích lũy kinh nghiệm không chỉ cho mình làm giàu, Trần Duy Khuyến còn giúp đỡ nhiều bạn bè, bà con cô bác xóm và họ hàng hai bên về kỹ thuật nuôi lợn thịt hiệu quả. 

Tốt nghiệp ĐH Thủy lợi, Trần Duy Khuyến (SN 1975) ở xã Hồng Phong, huyện Nam Sách (Hải Dương) về huyện làm cán bộ ngành quản lý đê điều. Năm 2000, anh kết hôn với một giáo viên ở cùng huyện.

Họ đều xuất thân từ gia đình nhà nông với hoàn cảnh đông con nên đều xác định cùng nhau tự lập làm kinh tế nuôi các con ăn học. Từ khi có con, anh chị thấy, nếu chỉ dựa vào đồng lương viên chức ít ỏi của mình thì khó có thể làm giàu.

Ngày đêm suy nghĩ và luôn nung nấu ý chí quyết tâm làm giàu, Khuyến đã chọn cho mình một “nghề tay trái”, đó là nuôi lợn để kiếm thêm thu nhập.

Nghĩ là làm, anh bàn với vợ mượn lô đất của gia đình để xây chuồng trại và nuôi lợn thịt. Gom góp được số tiền lương đã tiết kiệm được, anh chị bắt tay vào nuôi lứa lợn đầu tiên với số lượng 40 con.

Để đạt được kết quả như mong đợi anh đã rất dày công nghiên cứu về kỹ thuật nuôi lợn thịt hiệu quả. Từ việc mượn tài liệu, sách báo của cán bộ chuyên môn huyện, học tập kinh nghiệm từ bố đẻ, từ những người chăn nuôi khác đến việc tìm và tham quan, học tập kinh nghiệm từ các trang trại…

Bù đắp lại công sức của anh, lứa lợn đầu tay mà vợ chồng anh nuôi sau 3 tháng đã cho kết quả cao (trừ chi phí giống, thức ăn lãi gần chục triệu đồng).

Đây cũng là yếu tố thúc đẩy, khuyến khích anh duy trì và phát triển tiếp những lứa lợn sau. Dù dịch bệnh bùng phát xảy ra nhiều năm liền, nhiều hộ chăn nuôi trên đà phá sản, nhưng anh Khuyến nuôi lợn cùng lắm là hòa chứ không lỗ bao giờ.

Gặp gỡ khi anh vừa từ cơ quan về nhà, vội vàng thay quần áo để chuẩn bị chăm sóc cho đàn lợn nuôi đang chầu trực ở cửa chờ chủ về cho ăn, tắm rửa.

Anh đề nghị vừa cho lợn ăn vừa trao đổi chứ không kịp vì trời tối. Nhìn anh thoăn thoắt trộn cám cho lợn ăn, tắm, rửa chuồng và theo dõi từng con trong đàn không ai nghĩ anh lại là một cán bộ ưu tú trong ngành thủy lợi.

Khi được hỏi vì sao anh lại chọn nghề nuôi lợn là nghề tay trái cho mình, bởi đây vốn là một nghề rất khó thành công cho người không có chuyên môn; nhất là cán bộ nhà nước trái chuyên ngành. Anh cho biết, không phải là anh không có “cốt lõi” đối với nghề này.

Anh và chị đều lớn lên trong một gia đình nông nghiệp, bố mẹ hai bên vốn đều là những người chăn nuôi giỏi có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Mặc dù được ăn học để thoát ly nghề nông như bố mẹ mong ước nhưng cái nghiệp chăn nuôi cứ đeo đẳng cả hai anh chị cho đến tận bây giờ.

Đến nay, nếu ai có bày cách khác cho anh chị làm thêm thì anh chị cũng không theo mà chỉ chọn nghề này bởi kinh nghiệm đã nhiều và thành công không ít.

Anh cho biết thêm, nghề này cũng rất thuận tiện cho hai vợ chồng công chức vì không cần nhiều thời gian.

Chăn nuôi theo hướng công nghiệp nên rất nhàn, chỉ cần tranh thủ ít thời gian sáng và chiều tối cho lợn ăn, vệ sinh chuồng trại là xong.

Quả thật rất hiếm thấy có gia đình cán bộ nào lại phát triển chăn nuôi mạnh mẽ và hiệu quả như vợ chồng anh Trần Duy Khuyến. Anh chị là một gương SX điển hình cho bạn bè, đồng nghiệp học hỏi và làm theo. Các con anh chị cũng vì thế mà hăng say học tập, lao động cùng bố mẹ. Một tấm bằng thứ hai giành cho Trần Duy Khuyến quả là xứng đáng.

Tuy không mấy khi có thời gian rảnh rỗi nhưng bù lại kinh tế gia đình bớt đi vất vả, khó khăn thì anh lại quyết tâm hơn.

Từ việc nuôi lợn thịt hiệu quả gần 10 năm nay, năm 2013 Trần Duy Khuyến đã tìm hiểu, học hỏi và bắt tay vào nuôi lợn rừng thịt rồi chuyển sang nuôi lợn nái (bao gồm lợn nái siêu nạc và lợn nái rừng).

Hiện tại trong chuồng nuôi của gia đình anh có 20 con lợn nái siêu nạc được anh tuyển chọn để sinh sản bán giống và 2 mái lợn rừng gần 20 con để xuất bán cho người nuôi thịt.

Anh trao đổi, so với nuôi lợn thịt thì nuôi lợn nái bây giờ cho hiệu quả cao hơn nhiều vì thời gian mỗi lứa chỉ mất khoảng 1,5 tháng, tiêu tốn thức ăn ít hơn lợn thịt lại không phải đầu tư giống mỗi lứa…

Song, nuôi lợn nái đòi hỏi kỹ thuật cao hơn lợn thịt và chăm sóc, phòng bệnh cũng cần chu đáo hơn, tỉ mỉ hơn.

Tích lũy kinh nghiệm không chỉ cho mình làm giàu, Trần Duy Khuyến còn giúp đỡ nhiều bạn bè, bà con cô bác xóm và họ hàng hai bên về kỹ thuật nuôi lợn thịt hiệu quả.

Anh cất công cùng họ đi mua giống lợn đẹp, hướng dẫn cách chọn thức ăn và cho lợn ăn thế nào cho tốt rồi phòng trị bệnh ra sao?

Rất nhiều người chăn nuôi được anh chuyển giao kỹ thuật không công. Họ đã yêu mến anh, gọi anh bằng cái tên và danh hiệu (kỹ sư chăn nuôi Khuyến), mặc dù anh vốn là kỹ sư thủy lợi.

Khi chứng kiến anh hướng dẫn kỹ thuật cho người chăn nuôi mới thấy rõ cách gọi, "danh hiệu" kia dành cho anh quả là không sai, bởi chuyên môn của anh không khác gì một cán bộ chuyên ngành chăn nuôi.

Thế cho nên đồng nghiêp trong cơ quan đê điều cũng đã nhận xét anh rằng: “Khuyến được nhận tấm bằng thứ 2 nhờ nuôi lợn giỏi”

Được biết, lợi nhuận từ chăn nuôi lợn của gia đình anh hàng năm trung bình từ 150 - 200 triệu đồng. Không chỉ tập trung nuôi lợn, Trần Duy Khuyến còn phát triển nhiều đàn gà thịt rất có lãi với mỗi lứa khoảng 150 - 200 con (1 năm 3 lứa) thu lãi về cho gia đình vài chục triệu đồng mỗi năm.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Mùa vàng trên cánh đồng sạ cụm

QUẢNG BÌNH Mô hình gieo sạ lúa bằng máy tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hàm Hòa trong vụ đông xuân 2023 - 2024 với diện tích trên 10ha cho hiệu quả lớn…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm