| Hotline: 0983.970.780

Cán bộ kiểm lâm đang thi hành nhiệm vụ mất tích bí ẩn

Thứ Sáu 14/06/2019 , 22:09 (GMT+7)

Đến 16 giờ chiều 14/6, ông Đoàn Văn Tá, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện An Lão (Bình Định) cho biết dù đã nỗ lực nhưng chưa tìm được cán bộ kiểm lâm mất tích.

Theo ông Đoàn Văn Tá, vào sáng ngày 11/6 vừa qua, Hạt Kiểm lâm huyện An Lão tổ chức đợt kiểm tra, truy quét rừng tại suối Không Tên thuộc xã An Hưng (huyện An Lão). Tổ công tác gồm 3 cán bộ kiểm lâm là ông Nguyễn Vĩnh Bảo, ông Phô, ông Trí phối hợp  cùng lực lượng BQL rừng phòng hộ huyện An Lão và ngành chức năng xã An Hưng.

Đoạn đường từ xã An Hòa đi lên xã An Hưng (huyện An Lão, Bình Định). Ảnh minh họa.

Theo ông Tá, đến 7g30 cùng ngày 11/6, tổ công tác đi đến thôn 5 xã An Hưng, gửi xe máy tại UBND xã, sau đó theo đường mòn đi vào rừng. Đi được 1 đoạn, cách đường bê tông khoảng 1,5km, thì ông Bảo nói là không thể đi được nữa vì sức khỏe.

Tổ công tác liên ngành đồng ý để ông Bảo quay về, đồng thời cung cấp lương thực, nước uống để ông Bảo sử dụng trên đường đi về.

Khi ông Bảo ra đến suối Không Tên thì có gọi điện báo mình đã ra đến vùng đất bằng, còn tổ công tác vẫn tiếp tục chuyến truy quét rừng xuyên đêm.

“15 giờ chiều hôm đó tôi có liên lạc với Bảo để kiểm tra xem anh ấy đã về đến nhà chưa, nhưng không được. Cuối chiều hôm đó tôi liên lạc về Hạt cử anh em xuống nhà xem Bảo đã về đến nhà chưa thì anh em báo lại là gia đình cho biết Bảo vẫn chưa về nhà.

19 giờ tối hôm đó tôi đã chỉ đạo cho toàn bộ lực lượng Hạt Kiểm lâm huyện An Lão lên tại khu vực suối Không Tên, địa điểm Bảo gọi điện thông báo với tổ công tác để tìm, nhưng mãi đến 23 giờ đêm hôm đó mà vẫn không thấy đâu”, ông Đoàn Văn Tá cho hay.

Cũng theo ông Tá, đến sáng hôm sau, toàn lượng kiểm lâm huyện An lão phối hợp với địa phương và gia đình tiếp tục kiếm tìm, ngày nào cũng tìm đến 1 giờ sáng nhưng đến nay vẫn chưa thấy Bảo đâu.

“Khu vực mà Bảo gọi điện thông báo với tổ công tác là vùng đất bằng, cả phụ nữ lẫn trẻ con đều đi bình thường, lại gần rẫy mì và là bãi chăn thả bỏ của người dân thôn 5 xã An Hưng.

Địa điểm cuối cùng Bảo liên lạc với tổ công tác chỉ cách đường bê tông và thôn 5 xã An Hưng chỉ chừng 1,5km, là đường bằng, không đèo dốc cheo leo nguy hiểm, phụ nữ mang guốc nhọn vẫn đi được.

Sáng nay (14/6), lực lượng tìm kiếm tăng lên đến mấy chục người gồm BCH Quân sự huyện, Công an huyện, Kiểm lâm huyện và xã An Hưng cùng gia đình đến vài chục người; đặc biệt cuộc tìm kiếm còn có sự tham gia của 6 con chó săn thiện chiến của người làng thôn 5, nhưng đến giờ này vẫn chưa có kết quả.

Đặt giả thuyết Bảo bị bệnh huyết áp ngã xuống đâu đó trong khu vực, thì sau mấy ngày lũ chó săn sẽ phát hiện ra ngay, đằng này lũ chó không biểu hiện gì”, ông Đoàn Văn Tá, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện An Lão, chia sẻ.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm