| Hotline: 0983.970.780

Cán bộ thủy nông ‘mắc cạn’: [Bài 1] Nghề lam lũ

Thứ Năm 04/07/2024 , 06:00 (GMT+7)

Khối lượng công việc lớn, nhiều rủi ro… là những điều mà nhiều cán bộ thủy nông đã và đang phải đối mặt trong thời gian qua.

Khối lượng công việc nhiều

Hệ thống thủy lợi nội đồng có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp cũng như đối với đời sống của bà con nông dân. Vì lẽ đó, mà vai trò của những cán bộ thủy nông có trách nhiệm dẫn nước, tiêu thoát úng được đặt lên hàng đầu.

Công việc thường ngày của những nhân công thủy nông như ông La Văn Nghĩa (63 tuổi, xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) là dẫn nước từ các trạm bơm đến ruộng của bà con nông dân, đảm bảo đủ nước để gieo cấy đúng mùa vụ. Tiêu thoát nước cho bà con mỗi khi có ngập úng cũng là nhiệm vụ của ông Nghĩa.

Việc phát quang bụi rậm, khơi thông lòng mương là công việc hàng ngày của ông Nghĩa. Ảnh: Hùng Khang.

Việc phát quang bụi rậm, khơi thông lòng mương là công việc hàng ngày của ông Nghĩa. Ảnh: Hùng Khang.

Thời gian hay thời tiết cũng không phải là trở ngại quá lớn đối với người đàn ông này. Ông Nghĩa cho biết: “Mưa thì phải đi tiêu úng cho bà con… Nhiều khi không đủ nước, phải xin nước của xí nghiệp, họ bơm đêm thì đêm mình phải ra để kiểm tra. Nhiều người thấy nước chảy qua mương là tháo ngang về ruộng, phải đi kiểm tra thì mới kịp thời xử lý được. Cứ 11h đêm đi là phù hợp nhất…”.

Ngoài ra, người đàn ông này còn có trách nhiệm trong công tác duy tu, bảo dưỡng những hệ thống kênh, mương dẫn nước. Phát quang bờ mương, khơi thông dòng chảy, “vá” mương… là công việc thường xuyên của những cán bộ thủy nông.

Đặc biệt, với những hệ thống thủy lợi nội đồng ngày càng xuống cấp thì công việc của những người như ông Nghĩa ngày càng thêm nặng. Ông Hán Văn Hà (Trưởng thôn Thống Nhất, xã Hải Lựu) cho biết: “Bây giờ, mương cứng thì rò rỉ, mương đất thì xô bồi. Cứ phát quang được đoạn này thì quay lại đoạn kia đã um tùm, nước chẳng chảy được…”.

Không ít lần, ông Nghĩa cùng những nhân công khác của tổ thủy lợi phải xử lý những xác động vật nằm bên dưới khu vực mương gây nghẽn dòng chảy. Đây có thể là những nguồn lây nhiễm bệnh nguy hiểm.

Hàng ngày, những người như ông Nghĩa ra đồng cùng bà con từ 6-9h sáng để có thể đảm bảo cung cấp đủ nước nước, kịp thời xử lý những khó khăn của bà con trong mùa vụ.

Không ít rủi ro

Khối lượng công việc nhiều nên khó tránh khỏi những rủi ro trong quá trình làm việc của những cán bộ thủy nông. Việc phải tiếp xúc với những nguồn ô nhiễm như xác động vật chết, nước thải từ hoạt động chăn nuôi hay rác thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con đã trở thành điều bình thường đối với những nhân công thủy nông như ông Nghĩa.

Ông Nghĩa cho biết: “Lợn chết, gà chết cứ quẳng hết xuống mương, mà không phải là ngay dưới lòng mương đâu, bên trong cống, chỗ không ai nhìn thấy… Con lợn to bằng cả cái cống thì nước nào chảy qua nổi…”.

Thông thường, những “dị vật” ở địa bàn thôn nào sẽ được trưởng thôn địa bàn đó xử lý. Tuy nhiên, những khu vực cống thường nằm giữa 2 thôn nên khó để quy trách nhiệm về thôn nào. Vì vậy những người như ông Nghĩa là những người trực tiếp xử lý chúng.

Hệ thống mương đất được đắp thủ công, không có hành lang mương nên mưa là đất xô xuống mương gây thêm áp lực cho những cán bộ thủy nông như ông Nghĩa. Ảnh: Hùng Khang.

Hệ thống mương đất được đắp thủ công, không có hành lang mương nên mưa là đất xô xuống mương gây thêm áp lực cho những cán bộ thủy nông như ông Nghĩa. Ảnh: Hùng Khang.

“Nếu to quá thì phải thuê máy xử lý. Còn nhỏ thì buộc dây vào chân, lôi ra, kéo lên bờ, xong mang đi chôn… Mùi hôi, thối cũng chỉ biết bịt khẩu trang chứ không biết làm thế nào cho bớt mùi cả”, ông Nghĩa bộc bạch.

Đây là một trong những nguyên nhân làm cho dòng chảy không được đảm bảo. Thế nhưng khi dòng nước chưa được đảm bảo thì mọi trách nhiệm lại thuộc về những nhân công thủy nông như ông Nghĩa. Nếu ý thức người dân không được cải thiện thì những cố gắng của cán bộ thủy nông cũng chỉ như “gánh củi về rừng”.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.