| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh những chợ cá đồng họp giữa đêm khuya mùa lũ miền Tây

Thứ Sáu 12/10/2018 , 09:01 (GMT+7)

Đặc biệt vào những tháng mùa lũ, ở miền Tây xuất hiện những ngôi chợ rất lạ nhóm họp lại giữa đêm khuya để thu mua hàng tấn các loại cá đồng như lươn, cá lóc, cá trê, cá rô, rắn, cua, chuột, chim,…và các loại rau đồng để vận chuyển lên các chợ lớn bán.

Như chợ cá đồng Hòa Mỹ (Hậu Giang), chợ cá đồng Trường Xuân (Đồng Tháp) và chợ Tha La (An Giang)…

Chợ đêm ở ấp Mỹ Phú, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) bắt đầu họp từ 23 giờ đêm cho đến hơn 3 giờ sáng mỗi ngày. Chợ thu hút nhiều thương lái ở các tỉnh khác đến thu gom hàng tấn thủy sản đồng như cá lóc, cá rô, ếch, lươn...
Hàng năm khi con nước lũ về từ tháng 7 đến hết tháng 11, chợ thu mua cá đồng bắt đầu tái họp, càng lúc càng đông vì nguồn cá ngày phong phú.
Đây là chợ đêm được hình thành cách nay hơn 10 năm. Hoạt động chính là mua bán thủy sản, một số loại rau mùa nước nổi.
Anh Trần Văn Thông, ở xã Hòa Mỹ vừa giăng lưới sông mang cá đến chợ bán luôn. Bình quân 1 đêm anh bắt gần 20 kg cá mè vinh, bán giá từ 30.000 đến 35.000 đồng/kg.
Mỗi đêm có hàng chục ghe xuồng câu, lưới của ngư dân cập bến chợ để mang nông sản bán cho các thương lái.
Còn chợ Tha La nằm ở xã Vĩnh Tế, thuộc TP. Châu Đốc (An Giang) được dân bản xứ gọi là chợ "ma" vì chợ nhóm lúc 3 giờ và tan mau trong đêm. Đây là chợ "ma" mua bán cá đồng lớn nhất tỉnh. Năm nay lũ lớn, mùa cá tôm chạy đồng, ngư dân bắt được nhiều cá nên chợ đêm náo nhiệt hẳn lên.
Chợ "ma" Tha La có tuổi đời hơn 20 năm. Ngày trước, hàng đêm có 100 ghe, xuồng nhỏ tới cân cá. Bây giờ, cá, tôm không nhiều như xưa nên hoạt động mua bán cũng giảm đi. Tuy vậy, chợ "ma" là một phần không thể thiếu của mùa nước nổi.
Các bạn hàng đi chợ rất sớm để giành lựa cá vừa ý, nào là lóc đồng, cá rô đồng, cá chốt, lươn đồng... Đặc sản nước nổi có cá linh, cá thiểu, cá khoai…Người mua kẻ bán đều là dân nghèo, đèn pin rọi qua lại xuyên cắt màn đêm. Ai nấy trả giá từng chút nhưng thuận mua vừa bán nên ít khi cãi vã mất lòng nhau.
Ở chợ đêm này mặt hàng chủ yếu là các loại thủy sản "rặt" đồng, như cá lóc, cá trê, cá rô, lươn, ếch…
Còn chợ cá đồng Trường Xuân ở huyện Tháp Mười – Đồng Tháp nhóm họp bán cá đồng mùa lũ không đua gì chợ “Ma” và chợ Hòa Mỹ. Đặc biệt chợ này nổi tiếng lâu năm nên thường vào mùa lũ thu hút nhiều thương lái từ các tỉnh khác đến, như Cần Thơ, Tiền Giang và Long An... cũng tới đây thu mua cá đồng mang về chợ nhà bán.
Vào mùa này các đồng ở nơi đây được nhiều ngư dân đánh bắt với nhiều phương tiện khác nhau. Nhưng cá lóc, lươn, tép, cá linh và cá rô chiếm đa số.
Gía các mặt hàng cá đồng nơi đây cực kỳ rẻ. Điển hình cá lóc loại nhất giá 85.000 đ/kg, cá trê vàng 80.000 đ/kg, lươn nhất giá 110.000 đ/kg và cá rô giá 25.000 -32.000 đ/kg…
Ngư dân mang cá, tôm ra bán cho thương lái vào ban đêm, thường chợ này hoạt động mỗi người mỗi cái đèn đeo trên đầu hay sách tay cầm đi để xem cân và đếm tiền.
Bình quân ở chợ Trường Xuân có từ 15 – 20 thương lái, lúc nhiều lên đến 30 – 40 thương lái. Số lượng người bán từ vài chục người, hôm nào cá nhiều nhiều lên đến cả 100 người, cá được thu mua 3-4 tấn, còn lúc rộ tăng lên 6-7 tấn cá mỗi đêm.
Anh Nguyễn Văn Nhân, ở xã Trường Xuân đêm nào cũng mang 5-8 kg ếch bắt bằng câu ra chợ bán. Với giá dao động từ 45.000 đến 60.000 đ/kg, bình quân mỗi đêm anh thu nhập trên 200.000 đồng.
 
 
 
 
Đặc biệt những chợ cá đồng này mua trực tiếp của ngư dân vùng lũ, nên lúc nào cá cũng tươi ngon mà giá rất rẻ.
Đặc biệt chợ này con thu mua cả loại cá lòng ròng (cá lóc con mới nở), giá 1kg từ 150.000 đến 160.000 đồng.
Thương lái đến các chợ này mua cá thường đựng trong các can mủ loại 20 lít cho nước vào rọng cá vừa thuận lợi vẫn chuyển đi xa mà cá vẫn tươi để các thương lái mang ra chợ bán.

Kể cả thương lái nữ thức cả đêm, chạy hàng chục cây số chở xe cá hơn 100 kg mang về bỏ mối lại cho các chợ.
Ngoài các mặt thủy sản ra còn các loại rau đồng mùa lũ được thương lái thu mua, nhưng sản lượng không đủ đáp ứng cho thị trường.
Sau khi ngã giá xong, cá được đưa lên cân rồi người mua trả tiền cho người bán theo kiểu “tiền trao, cháo múc”.
Mang cá ra chợ bán xong, các ngư dân giải lao với ly cà phê nóng hay cốc trà để đợi đến sáng tiếp tục hành trình ra đồng săn bắt cá, tôm…

Xem thêm
Hơn 400 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu cá tra

Hơn 400 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu cá tra. Giá cà phê tiếp tục tăng. Hình thành thị trường sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn. Giảm dần diện tích sản xuất thu nhập dưới 50 triệu đồng/ha/năm.

Bảo vệ an toàn vụ lúa đông xuân 2024 - 2025

ĐBSCL Vụ đông xuân luôn được coi là vụ lúa chính đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế nông nghiệp tại ĐBSCL. Hiện một số tỉnh ĐBSCL nông dân đang vệ sinh đồng ruộng chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân trong bối cảnh gặp nhiều thách thức biến đổi khí hậu, sâu bệnh hại, yêu cầu nâng cao chất lượng lúa và giảm phát thải.

Phim: Nguồn nhân lực chất lượng cao - chìa khóa thành công của ngành nông nghiệp

Hoạt động liên kết hợp tác đã và đang diễn ra sôi động tại 4 trường đại học, 28 trường cao đẳng trực thuộc Bộ NN-PTNT, tạo sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, gắn kết giảng dạy lý thuyết và thực hành, quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín, cơ hội, việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Hỗ trợ dân xây nhà kiên cố, thoát nỗi lo sạt lở

Thái Nguyên Huyện Phú Lương (Thái Nguyên) và các nhà hảo tâm đã hỗ trợ hàng trăm triệu đồng để xây mới cho nhiều gia đình những ngôi nhà bị sạt lở do cơn bão số 3 gây ra, để những gia đình này có thể trở lại sống ở mái ấm thân quen và thoát khỏi nỗi lo sạt lở.