| Hotline: 0983.970.780

Cần khoảng 600 tỷ để 'cấp cứu' 107 hồ chứa ở Hòa Bình

Thứ Hai 29/11/2021 , 10:58 (GMT+7)

Qua rà soát tỉnh Hòa Bình có khoảng 107 hồ chứa đang bị xuống cấp nghiêm trọng, cần khoảng 600 tỷ đồng để khắc phục, sửa chữa.

                 

Mục tiêu của các dự án là sửa chữa, nâng cấp công trình nhằm phát huy nhiệm vụ cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ lưu đập, cải tạo cảnh quan môi trường vùng dự án, góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong vùng… Ảnh: Hoàng Anh.

Mục tiêu của các dự án là sửa chữa, nâng cấp công trình nhằm phát huy nhiệm vụ cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ lưu đập, cải tạo cảnh quan môi trường vùng dự án, góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong vùng… Ảnh: Hoàng Anh.

Đề xuất 12 hồ chứa có nguy cơ mất an toàn cao vào WB8

Sau hơn 5 năm thực hiện các tiểu dự án thuộc Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) do Ngân hàng Thế giới tài trợ, tỉnh Hòa Bình đã cho thấy những hiệu quả rõ rệt. Chính vì vậy tỉnh này đang đề xuất sửa chữa nâng cấp 12 hồ chứa có nguy cơ mất an toàn cao với tổng kinh phí khoảng 185 tỷ đồng vào dự án WB8.

Báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT tỉnh Hòa Bình thể hiện, từ năm 2015 tỉnh này được Bộ NN-PTNT duyệt 417,480 tỷ đồng để đầu tư các tiểu dự án thuộc Dự án WB8. Trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) là 395,544 tỷ đồng, tương đương với 94,75%, vốn đối ứng của tỉnh là 21,936 tỷ đồng.

Mục tiêu của các tiểu dự án là sửa chữa, nâng cấp công trình nhằm phát huy nhiệm vụ cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ lưu đập, cải tạo cảnh quan môi trường vùng dự án, góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong vùng…

Dự án WB8 tỉnh Hòa Bình được chia làm 3 tiểu dự án gồm 31 công trình hồ chứa nằm trên địa bàn 6 huyện và 1 thành phố. Ảnh: Hoàng Anh.

Dự án WB8 tỉnh Hòa Bình được chia làm 3 tiểu dự án gồm 31 công trình hồ chứa nằm trên địa bàn 6 huyện và 1 thành phố. Ảnh: Hoàng Anh.

Cụ thể, dự án WB8 tỉnh Hòa Bình được chia làm 3 tiểu dự án gồm 31 công trình hồ chứa nằm trên địa bàn 6 huyện và 1 thành phố. Trong đó, tiểu dự án 1 gồm 1 công trình, tiểu dự án 2 có 10 công trình, tiểu dự án 3 có 20 công trình… Đến thời điểm hiện tại tiểu dự án 1 là công trình hồ chứa (hồ Đại Thắng tại huyện Lạc Thủy) đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng tháng 8/2019. Tiểu dự án 2 gồm 10 hồ chứa tại các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Lương Sơn, Yên Thủy, Kỳ Sơn đang thi công khối lượng đạt khoảng 60%, dự kiến thi công hoàn thành trước 30/4/2022. Tiểu dự án 3 gồm 16 hồ chứa đang tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp, dự kiến trao thầu xây lắp trong tháng 11/2021. Còn lại 4 hồ bổ sung hiện nay chủ đầu tư đang trình thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán để trình Ban Quản lý Trung ương các dự án thủy lợi (CPO) xin ý kiến về kế hoạch lựa chọn nhà thầu xây lắp, kế hoạch thực hiện hoàn thành dự án trước 30/6/2022.

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Trần Văn Vượng, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT tỉnh Hòa Bình chia sẻ: Đầu tư các công trình thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình là hết sức cấp thiết, tuy nhiên do điều kiện ngân sách tỉnh bố trí còn hạn hẹp nên những năm trước việc bảo vệ, sửa chữa, nâng cấp các công trình còn nhiều hạn chế.Điều này càng cho thấy các tiểu dự án thuộc Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) có ý nghĩa rất thiết thực, quan trọng đối với Hòa Bình. Việc sử dụng nguồn vốn ODA để xây dựng công trình là hết sức cấp thiết.

Hoà Bình có nhiều lợi thế về nguồn nước với nhiều con sông như sông Đà, sông Bưởi, sông Bôi, sông Bùi… Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện có 544 hồ chứa thủy lợi các loại, trong đó có 474 hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, 70 hồ chứa không thuộc phân loại hồ tại Nghị định này.

Đặc biệt, qua rà soát Hòa Bình có 107 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp. Hiện trạng các hồ có phần đập bị thấm qua thân và nền, mái đập bị sạt lở, tràn thiếu khả năng tháo lũ, bị xói lở do chưa được kiên cố, cống lấy nước bị rò rỉ, nứt gãy, cần phải sửa chữa nâng cấp để đảm bảo an toàn. Sở NN-PTNT Hòa Bình đã có báo cáo ngày 16/4/2021 về hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy lợi năm 2021 trên địa bàn tỉnh với nhu cầu kinh phí khoảng 600 tỷ đồng để khắc phục, sửa chữa tình trạng các hồ chứa xuống cấp nghiêm trọng.

Thực tiễn thực hiện các tiểu dự án thuộc Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) đã chứng minh rõ hiệu quả. Ảnh: Hoàng Anh.

Thực tiễn thực hiện các tiểu dự án thuộc Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) đã chứng minh rõ hiệu quả. Ảnh: Hoàng Anh.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình, thực tiễn thực hiện các tiểu dự án thuộc Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) đã chứng minh rõ hiệu quả. Bằng những giải pháp kỹ thuật đối với đập đất thì xử lý thấm thân, nền đập, tôn cao, gia cố mái, lắp đặt các thiết bị quan trắc thấm, chuyển vị theo quy định… Đối với cống lấy nước thì  phá bỏ cống lấy nước cũ nếu hư hỏng, xây dựng cống lấy nước mới kết cấu cống bằng ống thép, đóng mở bằng van đĩa hạ lưu… Mở rộng tràn xả lũ nếu thiếu khả năng thoát lũ để tăng khả năng xả lũ, kiên cố tràn bị hư hỏng, xuống cấp, kết cấu bằng bê tông cốt thép.

“Đến nay các dự án WB8 của tỉnh Hòa Bình đã đáp ứng cơ bản về mặt tiến độ và thể hiện rõ tầm quan trọng với sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ lưu đập, cải tạo cảnh quan môi trường vùng dự án, góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong vùng… Chính vì vậy chúng tôi đề xuất bổ sung vốn nước ngoài trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 với số vốn cấp phát khoảng 268,806 tỷ đồng. Đề xuất nhu cầu tiếp tục đầu tư Sửa chữa và nâng cao an toàn đập các hồ chứa thủy lợi, bổ sung vào dự án WB8 tỉnh Hòa Bình sửa chữa nâng cấp 12 hồ chứa có nguy cơ mất an toàn cao với tổng kinh phí khoảng 185 tỷ đồng (trong đó vốn ODA là 160 tỷ đồng, vốn đối ứng là 25 tỷ đồng)”, ông Trần Văn Vượng kiến nghị.

Đề nghị điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và gia hạn thời gian thực hiện

Do gặp những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các tiểu dự án thuộc Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) tỉnh Hòa Bình cũng đã đề xuất kéo dài thời gian thực hiện.

Cụ thể, theo Hiệp định 5749 - VN ngày 8/4/2016, thời gian thực hiện dự án từ năm 2016 đến ngày 30/6/2022, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện có nhiều yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án như ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, trong quá trình thi công, có thời điểm phải ngừng thi công để đảm cấp nước tưới cho sản xuất, tình hình mưa lũ diễn biến thất thường, kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.

Hiện nay chủ đầu tư đang tập trung đẩy nhanh tiến độ, dự kiến đến ngày 30/6/2022 sẽ cơ bản hoàn thành các hạng mục công trình chính (đập đầu mối, cống lấy nước, mái thượng lưu đập, tràn xả lũ) đảm bảo về an toàn đập, các hạng mục còn lại (đường quản lý vận hành, nhà quản lý, gia cố mái hạ lưu đập, gia cố mặt đập …) sẽ hoàn thành trong năm 2023. Chính vì vậy tỉnh Hòa Bình đề xuất gia hạn thời gian thực hiện dự án đến 31/12/2023

Đặc biệt về cơ cấu nguồn vốn, theo dự án đã được phê duyệt có tỷ lệ vốn đối ứng quá thấp (5,25%), không đủ để thực hiện chi phí quản lý dự án, rà phá bom mìn vật nổ, chi phí thẩm định, chi phí thực hiện công tác giải phóng mặt bằng…

Về tổng thể các tiểu dự án thuộc dự án WB8 ở Hòa Bình hiện cơ cấu vốn vay Ngân hàng Thế giới là 395,544 tỷ đồng, trong đó vốn cấp phát là 336,212 tỷ đồng, vốn vay lại là 59,332 tỷ đồng. Vốn đối ứng của tỉnh là 21,936 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo dự án đã được phê duyệt có tỷ lệ vốn đối ứng quá thấp nên từ năm 2020 UBND tỉnh Hòa Bình đã có công văn gửi Bộ NN-PTNT đề xuất điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn của dự án theo tỷ lệ vốn ODA là 372,480 triệu đồng, vốn đối ứng của tỉnh là 45 tỷ đồng. Bộ NN-PTNT đã ủng hộ đối với đề xuất của UBND tỉnh Hòa Bình trên nguyên tắc không làm tăng tổng kinh phí đã phân bổ. 

Theo Quy hoạch thủy lợi tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt, tổng vốn đầu tư xây dựng các hạng mục công trình thủy lợi từ năm 2016 - 2030 là 9.692 tỷ đồng. Cụ thể, giai đoạn 2016 - 2020 là 4.600 tỷ đồng, trong đó, cấp nước tưới cho nông nghiệp 4.538 tỷ đồng, gồm cải tạo, nâng cấp, xây mới công trình và cải tạo thủy lợi nhỏ, kiên cố hóa kênh mương; công trình tiêu úng 62 tỷ đồng. Giai đoạn 2021 - 2030 là 5.092 tỷ đồng, gồm cấp nước tưới cho nông nghiệp 4.902 tỷ đồng, công trình tiêu úng 190 tỷ đồng.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm