| Hotline: 0983.970.780

Cần kiểm soát chặt chẽ tàu khai thác thủy sản trên địa bàn

Thứ Bảy 13/11/2021 , 15:10 (GMT+7)

QUẢNG NINH Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, tỉnh Quảng Ninh cần kiểm soát chặt chẽ tàu đánh bắt, khai thác thủy, hải sản trên địa bàn để nhanh chóng gỡ "thẻ vàng" IUU.

Trong năm 2021, nhờ có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cùng sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đạt 4,21%, bằng 100% so với kịch bản tăng trưởng; tỷ trọng cơ cấu GRDP chiếm 5,9%.

Đặc biệt, trong lĩnh vực thủy sản, tổng sản lượng ước đạt 154.500 tấn, tăng 6,94% so cùng kỳ. Trong đó, sản lượng khai thác ước đạt 74.550 tấn, vượt 1,4% kịch bản, sản lượng nuôi trồng ước đạt 80.000 tấn. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2021 đạt 21.300 ha.

Tuy nhiên, tình trạng còn nhiều tàu khai thác thủy sản vẫn chưa được cấp phép chiếm tỉ lệ lớn, dẫn đến việc khó kiểm soát, quản lý số lượng tàu cá ra vào bến, khiến cho công cuộc gỡ "thẻ vàng" IUU còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Huy Bình.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Huy Bình.

Ngành khai thác thủy sản ở Quảng Ninh chủ yếu tổ chức ở quy mô nhỏ, hầu hết tàu các có công suất thấp, ngư dân hoạt động riêng lẻ, đánh bắt ven bờ, năng suất thấp, khai thác đa loài (tàu cá nhỏ chiếm hơn 97%). Bên cạnh đó, ngư dân còn chưa nghiêm túc thực hiện quy định lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, kiểm tra tàu cá ra, vào cảng chưa chặt chẽ, thông tin khai báo thiếu tin cậy đã liên quan trực tiếp đến quy định khai thác hợp pháp, có khai báo và tuân thủ quy định của EC.

Đây cũng là mối đe dọa đối với mục tiêu phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm trong chiến lược phát triển ngành chế biến, xuất khẩu thủy sản của Quảng Ninh nói riêng và của Việt Nam nói chung. 

Để nhanh chóng triển khai các giải pháp trong nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU trong năm 2021, ngày 13/11, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh về việc triển khai các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao kết quả đạt được của Quảng Ninh trong 10 tháng vừa qua, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp Quảng Ninh và đã triển khai đúng hướng theo 2 chiến lược về phát triển thủy sản và chăn nuôi của ngành.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, tỉnh Quảng Ninh cần kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản, giảm cường độ khai thác bằng cách giảm số lượng tàu, nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng biển để quản lý tàu khai thác.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, tỉnh Quảng Ninh cần kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản, giảm cường độ khai thác bằng cách giảm số lượng tàu, nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng biển để quản lý tàu khai thác. Ảnh: Huy Bình.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, tỉnh Quảng Ninh cần kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản, giảm cường độ khai thác bằng cách giảm số lượng tàu, nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng biển để quản lý tàu khai thác. Ảnh: Huy Bình.

Trước đó, Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã khảo sát tại cảng Cái Rồng và làm việc với tỉnh Quảng Ninh cùng Văn phòng Kiểm soát nghề cá tại huyện Vân Đồn. Quá trình kiểm tra cho thấy, đã có 209/209 tàu có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên đã lắp thiết bị giám sát hành trình đạt 100% tổng số tàu cá; cấp giấy chứng nhận ATTP cho 191/209 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên đạt 91,4%; đã ký cam kết về ATTP tàu cá tàu từ 12m đến dưới 15m đạt 625/631 tàu cá đạt 99,04% tổng số tàu cá đã đăng ký.

Từ đầu năm 2021 đến nay, cảng Cái Rồng (huyện Vân Đồn) đã thực hiện kiểm soát 1.399 lượt tàu cá cập/rời cảng, trong đó có 668 lượt tàu cá cập cảng, 731 lượt tàu cá rời cảng, tổng sản lượng thuỷ sản bốc dỡ qua cảng là 1.981,9 tấn. Thu 641 cuốn nhật ký khai thác, nhật ký thu mua thuỷ sản. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng tàu cá tự ý ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình nhưng vẫn được cấp phép cập cảng.

Tổng số tàu cá toàn tỉnh đến ngày 31/10/2021 là 8.064 tàu, trong đó, tàu từ 6 mét đến dưới 12 mét có 1.790/3012 tàu cấp giấy phép đạt tỷ lệ 59,42% tổng số tàu đã đăng ký. Tàu cá từ 12 mét trở lên cấp giấy phép được 669/840 tàu đạt 79,6% tàu đã đăng ký. Mặc dù số lượng tàu đăng ký đã tăng so với cùng kỳ nhưng theo Thứ trưởng, cần phải nhanh chóng cấp phép, đăng ký cho toàn bộ số lượng tàu khai thác để kiểm soát một cách triệt để nhất.

Tỉnh Quảng Ninh có lợi thế về thủy sản với đường bờ biển dài, tuy nhiên đó cũng là thách thức với cơ quan chức năng khi địa bàn quản lý rộng, số lượng tàu cá nhiều, neo đậu phân tán ở nhiều nơi, trình độ ngư dân còn thấp. Mặt khác Luật Thủy sản năm 2017 có sự thay đổi về tiêu chí phân loại tàu theo chiều dài để xác định vùng hoạt động, trong khi đó phạm vi vùng biển khai thác thì không có sự thay đổi giữa quy định mới và quy định cũ gây khó khăn ngư dân và công tác quản lý.

Để nhanh chóng khắc phục khó khăn để tiến tới gỡ "thẻ vàng" IUU, Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyên nâng cao nhận thức người dân, ngư dân biết các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và của tỉnh về thủy sản, đặc biệt là thực thi pháp luật về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Phối hợp với các cơ quan truyền thông đăng quy trình, trình tự cấp giấy phép khai thác thuỷ sản, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tuyên truyền cho các chủ tàu nắm và triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão. Đặc biệt là xây dựng hoàn thiện cảng cá Cái Rồng kết hợp khu neo đậu cấp vùng để đưa vào sử dụng phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát tàu cá cập cảng, rời cảng.

Xem thêm
Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 3] Nhân rộng mô hình tiên tiến

Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ nỗ lực mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô, khu vực thí điểm.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.