| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 14/07/2020 , 05:30 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 05:30 - 14/07/2020

Cần làm gì trước khi thu phí ô tô vào trung tâm đô thị?

Đừng nghĩ cứ áp dụng thu phí ô tô thì sẽ giảm kẹt xe ngay lập tức, mà phải tiến hành song song hai giải pháp.

Kỳ họp thứ 20 của Hội đồng Nhân dân TP.HCM khóa 9, vừa thông qua Nghị quyết về tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn. 

Hai nội dung quan trọng sẽ được triển khai tại đô thị lớn nhất phương Nam là thu phí ô tô lưu thông vào khu vực trung tâm giai đoạn 2021 - 2025 và thu phí ô nhiễm môi trường giai đoạn 2021 - 2030.

Nếu Nghị quyết này được thực hiện thuyết phục, không chỉ cải thiện đời sống kinh tế - xã hội cho người dân TP.HCM, mà còn là mô hình lý tưởng cho những thành phố năng động khác trên cả nước. Thế nhưng, trước khi đụng đến túi tiền của người tham gia giao thông, thì vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Nghị quyết mà Hội đồng Nhân dân TP.HCM vừa thông qua, được căn cứ vào đề án của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM có nội dung do Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải VN nghiên cứu và xây dựng.

Với một đô thị đang có hơn 8 triệu xe cá nhân thì chuyện tắc đường rất khó tránh khỏi, nếu không có sự quyết tâm chấn chỉnh mạnh mẽ.

Bất kỳ khu vực trung tâm đô thị nào cũng thu hút sự tập trung đông đúc của người dân, vì nhu cầu giao dịch, vì nhu cầu làm ăn, vì nhu cầu thăm thú… Khu vực trung tâm TP.HCM nhiều năm qua đã cấp phép xây dựng cho quá nhiều công trình cao ốc văn phòng và trung tâm thương mại, và hệ lụy để lại là tạo ra một không gian chen chúc chật chội.

Vì vậy, đừng nghĩ cứ áp dụng thu phí ô tô thì sẽ giảm kẹt xe ngay lập tức, mà phải tiến hành song song hai giải pháp.

Thứ nhất, kiến thiết đô thị đa trung tâm để kéo giãn mật độ dân cư. Thứ hai, hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng thật tiện ích và văn minh.    

Để thu phí ô tô vào khu vực trung tâm đô thị, không có gì khó. Chỉ cần lập vài chốt kiểm soát và phát hành vé qua trạm.

Tuy nhiên, sau đó số lượng ô tô đã nộp phí kia phải di chuyển ra sao trong khu vực trung tâm đô thị, lại thành một rắc rối nảy sinh.

Mặt khác, ai dám đảm bảo khi người dân thay thế phương tiện ô tô bằng phương tiện xe máy để đổ vào khu vực trung tâm đô thị, thì tình hình đi lại sẽ khả quan hơn?

Hãy nhớ rằng, cách đây 2 năm, chiến dịch ra quân rầm rộ lập lại trật tự vỉa hè ở quận 1- TP.HCM đã phải tạm ngưng nửa chừng và chấp nhận thất bại.

“Đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn” được dự toán kinh phí khoảng 393 nghìn tỷ đồng.

Do đó, các dự án giao thông được gọi là “thông minh”, không thể trông cậy hết ở giải pháp thu phí ô tô vào khu vực trung tâm đô thị.

Muốn kiểm soát xe cá nhân một cách hiệu quả, ngoài các tuyến xe buýt hiện đại, thì phải có thêm không gian đi bộ và sắp xếp lại giờ làm việc lệch giờ học nhằm tránh số lượng lớn người và xe ùa ra đường cùng một thời điểm.   

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm