| Hotline: 0983.970.780

Cần ra Chỉ thị nghiêm cấm mua bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã

Thứ Ba 07/07/2020 , 10:28 (GMT+7)

Các chuyên gia kiến nghị các Bộ, Ngành liên quan 3 nội dung liên quan đến việc nghiêm cấm mua bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã.

Người dân giao nộp động vật hoang dã cho cơ quan chức năng. Ảnh: ST.

Người dân giao nộp động vật hoang dã cho cơ quan chức năng. Ảnh: ST.

4 tổ chức xã hội bao gồm Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (CHANGE), Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC), Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD), Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển bền vững (LPSD) vừa ký tên vào Thư kiến nghị về việc “Đảm bảo thực hiện tốt hoạt động ban hành Chỉ thị về nghiêm cấm mua bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã” gửi đến các Bộ, ngành liên quan.

Các chuyên gia từ 4 tổ chức xã hội kể trên đã đưa ra một số nội dung kiến nghị cụ thể tới cơ quan chủ trì soạn thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về nghiêm cấm mua bán, tiêu thụ động vật hoang dã, cùng với các Bộ, ban, ngành liên quan như sau:

Thứ nhất, cần tăng cường sự phối hợp của các Bộ, ban, ngành trong công tác bảo vệ động vật hoang dã cũng như ngăn chặn, xử lý vi phạm các hành vi xâm hại đến động vật hoang dã. Trong đó các Bộ ngành đặc biệt liên quan gồm Bộ NN-PTNT, Bộ TN-MT, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Thứ hai, căn cứ xây dựng chế tài xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến mua bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã cần được dựa trên đánh giá khách quan liên quan đến tác động đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người.

Thứ ba, đảm bảo thực thi nghiêm ngặt chế tài xử phạt hành vi mua bán, tiêu thụ động vật hoang dã. Với kiến nghị này, các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh Cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công thương cần phối hợp cùng Bộ Công an tiến hành rà soát các địa bàn tiêu thụ động vật hoang dã trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp thực hành quyền công tố, buộc tội và xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm.

Các tổ chức đệ trình Thư kiến nghị hết sức mong đợi vào việc các ý kiến của mình được tiếp thu trong việc soạn thảo Chỉ thị theo chỉ đạo của Thủ tướng bởi các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ NN-PTNT, Bộ Công an, Bộ TN-MT và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trước đó Văn phòng Chính phủ đã 2 lần ban hành công văn gửi Bộ NN-PTNT, Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao các Bộ khẩn trương soạn thảo Chỉ thị của Thủ tướng về việc nghiêm cấm mua bán, tiêu thụ động vật hoang dã trình Thủ tướng.

Lâu nay tập quán ăn thích thịt thú rừng, tình trạng săn bắt, mua bán vận chuyển thú rừng xảy ra tràn lan ở khắp mọi miền rất nhức nhối. Việt Nam đã có những văn bản pháp luật quy định về bảo vệ động vật hoang dã, nhưng hiện nay nhiều loài thú rừng vẫn đang có nguy cơ tuyệt chủng, từ trước đến nay cũng đã có nhiều người bị chết do nhiễm bệnh sau khi giết mổ, ăn thịt động vật hoang dã.

Ngày 29/2/2020, phái đoàn chuyên gia y tế từ WHO và Trung Quốc đã công bố cáo cáo về bệnh dịch COVID-19, xác định nguồn phát sinh từ động vật hoang dã và đặt nhiều nghi vấn cho loài dơi. Sau đó, ngày 24/2/2020, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành quyết định cấm tiêu thụ động vật hoang dã và thắt chặt việc thực thi trấn áp nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã.

Trên thế giới, dịch bệnh này được nghi ngờ bắt nguồn từ động vật hoang dã thì tổ chức WHO cũng đã công bố “70% dịch bệnh trong 50 năm qua đều bắt nguồn từ động vật, trong đó 70% là động vật hoang dã”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm