| Hotline: 0983.970.780

Cần sự khác biệt cho sản phẩm sen Đồng Tháp

Thứ Sáu 03/06/2022 , 09:15 (GMT+7)

Trùng lặp về ý tưởng, sản phẩm, công nghệ chế biến na ná nhau khiến các sản phẩm chế biến từ sen Đồng Tháp chưa tạo được nhiều dấu ấn khác biệt, đa dạng.

Nông dân trồng sen ở Đồng Tháp đang cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân trồng sen ở Đồng Tháp đang cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mới đây, lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ I được tỉnh Đồng Tháp tổ chức với chủ đề “Sen ngày mới”. Sự kiện này là hình thức quảng bá rất hiệu quả cho hình ảnh địa phương, các giá trị văn hóa và sản phẩm OCOP được chế biến từ cây sen... Xét về khía cạnh tiếp cận thị trường, bên cạnh khâu quảng bá, việc tăng hàm lượng khoa học công nghệ, làm phong phú ý tưởng trong chế biến sản phẩm từ sen cũng cần chú trọng. Đây là vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra cho cây sen Đồng Tháp.

Theo một số doanh nghiệp có các sản phẩm chế biến từ sen ở Đồng Tháp, hiện đang có sự trùng lắp về ý tưởng trong việc tạo ra các sản phẩm từ cây sen. Chẳng hạn trà lá sen, sữa sen, trà sen hoặc hạt sen sấy… Cách chế biến các sản phẩm cùng loại với nhau không có quá nhiều sự khác biệt. Đó mới chỉ là xét trong tỉnh và chưa đem đi so sánh với các địa phương khác trong cả nước.

Nhiều doanh nghiệp có các sản phẩm chế biến từ sen ở Đồng Tháp cho biết, hiện đang có sự trùng lắp về ý tưởng trong việc tạo ra các sản phẩm từ cây sen. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhiều doanh nghiệp có các sản phẩm chế biến từ sen ở Đồng Tháp cho biết, hiện đang có sự trùng lắp về ý tưởng trong việc tạo ra các sản phẩm từ cây sen. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chị Nguyễn Thúy Kiều, Giám đốc Công ty TNHH MTV Ba Tre (Tam Nông, Đồng Tháp) chuyên sản xuất thực phẩm về sen cho biết: Bột sữa hạt sen của Công ty sản sản xuất từ năm 2017, đến nay Đồng Tháp có thêm 5 - 6 doanh nghiệp khác cũng làm bột sữa hạt sen giống như vậy.

Về trà lá sen, Công ty Ba Tre đã làm nhiều năm nay nhưng hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có tới 10 - 12 đơn vị cũng làm trà lá sen giống y như vậy, không có sự khác biệt, chỉ khác về hình thức đóng gói, bao bì và địa chỉ sản xuất. Còn cách chế biến vẫn sử dụng công nghệ sấy lạnh thì ai cũng mua máy sấy đó làm được. Chất lượng cũng chỉ xê dịch bên 8, bên 10 với nhau.

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Sen Đại Việt nhìn nhận: Thực trạng các sản phẩm làm từ sen khi được chứng nhận OCOP là tương tự nhau bởi chỉ mang tính sơ chế hoặc chế biến ở khâu đơn giản, nếu muốn tạo ra sản phẩm khác biệt thì phải áp dụng theo nghiên cứu sâu và chế biến sâu. "Đúng là công nghệ chế biến có sự sao chép, na ná nhau. Muốn nghĩ đến công nghệ sản xuất thì phải nghĩ đến ý tưởng sản phẩm phải có sự khác biệt gì so với thị trường đang có và nó giải quyết vấn đề gì của thị trường", ông Thắng nói.

Để có sản phẩm làm từ cây sen khác biệt, cần phải nghiêm túc đi sâu vào nghiên cứu bài bản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để có sản phẩm làm từ cây sen khác biệt, cần phải nghiêm túc đi sâu vào nghiên cứu bài bản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Trọng Hương, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hương sen Đồng Tháp thì cho rằng, để có sản phẩm khác biệt, cần phải đi sâu vào nghiên cứu khoa học. Bởi đây chìa khóa, mà chìa khóa mỗi khi mở được rồi thì triển vọng thênh thang.

Theo ông Hương, hiện sản phẩm từ sen của Công ty luôn có khách hàng đến ký hợp đồng tiêu thụ không những trong nước mà còn xuất khẩu. Tuy nhiên Công ty vẫn đang đẩy mạnh nghiên cứu thêm các sản phẩm mới, có sự khác biệt từ sen để được thị trường chấp nhận đánh giá cao hơn.

Ngoài vấn đề trùng lắp ý tưởng, việc sản xuất các sản phẩm từ cây sen cũng đối mặt với một số hạn chế từ vùng nguyên liệu. Việc thiếu ổn định về nguồn cung, chưa đồng đều về chất lượng đang phần nào hạn chế sức cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị phần của cây sen Đồng Tháp.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với bệnh cúm gia cầm các tháng cuối năm

Theo Cục Thú y, trong các tháng cuối năm, nguy cơ bệnh cúm gia cầm xảy ra trên phạm vi rộng rất cao do hoạt động buôn bán, vận chuyển gia cầm gia tăng.

Nữ kỹ sư giúp người dân thoát nghèo nhờ cây tía tô bản địa

Lào Cai Với hơn 30ha tía tô cùng 20 sản phẩm đa dạng, chị Trần Anh Xuân đã tiên phong đưa cây tía tô bản địa thành cây giúp bà con thoát nghèo.