| Hotline: 0983.970.780

Cần Thơ đưa ra nhiều giải pháp chống ngập trong thành phố

Thứ Hai 03/10/2022 , 10:27 (GMT+7)

Cần Thơ Cần Thơ cho xây dựng hệ thống kiểm soát ngập vòng ngoài như kè sông Nam Cần Thơ, kè rạch Cái Sơn - Mương Khai, nâng cấp QL 91 để kiểm soát ngập vòng trong.

Những ngày qua triều cường tại TP Cần Thơ gây ngập nhiều tuyến đường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Những ngày qua triều cường tại TP Cần Thơ gây ngập nhiều tuyến đường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Những ngày qua, do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 4, mưa nhiều kết hợp triều cường đầu tháng 9 âm lịch, nên nhiều ngày qua triều cường tại TP Cần Thơ đã dâng cao lên mức 2m (tương đương báo động 3), gây ngập nhiều tuyến đường. Riêng ở quận Ninh Kiều, triều cường gây ngập sâu các tuyến đường như: Võ Văn Kiệt, Huỳnh Cương, Cách Mạng Tháng Tám và đường ven hồ Búng Xáng, hồ Xáng Thổi, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Văn Cừ (đoạn Cồn Khương) gây không ít khó khăn cho việc đi lại, kinh doanh của người dân.

Anh Bảo Quân (chủ quán bánh tầm cay 777 trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận Ninh Kiều) cho biết: Đỉnh của triều cường nước ngập mỗi ngày hai lần vào sáng sớm và chiều tối. Đoạn đường trước quán của anh bị ngập rất sâu, có nơi gần hết bánh xe máy, khiến việc kinh doanh của cửa hàng bị ảnh hưởng rất nhiều. Mỗi lần triều cường lên kéo dài khoảng 2 giờ mới rút, trong khi lại trùng vào giờ khách đến quán ăn uống nên hàng bán rất ế ẩm. Mấy ngày nay, quán chỉ bán được khoảng phân nửa so với ngày bình thường.

Ông Nguyễn Quí Ninh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Cần Thơ cho biết: Mực nước triều cường trên sông Hậu ghi nhận từ ngày 1-3/10 ở mức xấp xỉ báo động 3, gây ngập sâu khu vực trũng thấp, các tuyến đường giao thông có cốt nền thấp. Nguyên nhân mực nước trên các sông, rạch lên cao do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 4, mưa nhiều kết hợp triều cường đầu tháng 9 âm lịch nên nước sông dâng cao.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về ĐBSCL chia sẻ: Sông Tiền và sông Hậu chịu ảnh hưởng thủy triều biển Đông và nước sông Mekong đổ về. Trong năm có 3 đợt thủy triều có mức nước cao nhất có thể, đó là đợt nước rằm tháng 8, 30/8, và rằm tháng 9 âm lịch. Đây là những đợt thủy triều mà TP Cần Thơ và các đô thị vùng giữa đồng bằng từ quốc lộ 1A ra biển thường bị ngập mỗi đợt vài ngày và ngập sâu nhất vài tiếng vào giờ con nước lớn trong ngày.

Về lý do thủy triều sông Hậu liên tục tăng trong hai ngày qua, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện cho rằng, có thể do nhiều nguyên nhân kết hợp. Một là do thủy triều bắt đầu dâng cao vào đợt nước 30/8, dù hiện nay đã bước sang tháng 10/2022 nước vẫn cao hơn các tháng khác trong năm. Hai là do mưa nội vùng nhiều do ảnh hưởng cơn bão số 4. Ba là trùng với lượng nước đổ về từ phía thượng nguồn sông Mekong rất lớn. Số liệu cho thấy, mực nước sông Mekong ở Tân Châu, Châu Đốc (An Giang) hiện đã cao hơn cùng kỳ năm 2021.

Mực nước triều cường trên sông Hậu ghi nhận từ ngày 1-3/10 ở mức xấp xỉ báo động 3. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mực nước triều cường trên sông Hậu ghi nhận từ ngày 1-3/10 ở mức xấp xỉ báo động 3. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh đó, các đập thủy điện vẫn đang tích nước vào hồ. Nhờ lượng mưa khá, mực nước sông Mekong trên toàn lưu vực hiện nay đã đạt mức bình thường cho thời điểm này trong năm và có khả năng tăng cao do bão số 4 bổ sung nước. Trong 3 ngày tới, ảnh hưởng thủy triều từ biển vào sẽ không còn tăng nhiều vì đã đến kỳ nước kém trong tháng. Tuy nhiên, mực nước sẽ không hạ thấp vì mực nước kém trong mùa này vẫn cao hơn các tháng khác trong năm. Do đó, mực nước thực đo trên sông Hậu vẫn có thể tiếp tục tăng nhẹ.

Ông Nguyễn Hữu Thiện dự báo, đợt nước rằm tháng 9 âm lịch tới (từ ngày 10-15 tháng 10/2022), Cần Thơ và các đô thị từ quốc lộ 1A ra biển có thể sẽ ngập nặng nhất trong năm vì khi đó thủy triều từ biển vào đụng với đợt đỉnh lũ từ thượng nguồn đổ về.

Theo Sở Giao thông và Vận tải TP Cần Thơ, nguyên nhân gây ngập các tuyến đường trong nội ô thành phố là do thành phố Cần Thơ có sông rạch chằng chịt, nền đất thấp nên bị ảnh hưởng rất lớn của thủy triều lên. Địa phương lại nằm trọn trong lưu vực của 3 con sông lớn là sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Cái Sắn, chịu sự tác động rất lớn từ chế độ tiêu thoát nước của 3 con sông nên vào thời điểm triều cường dâng cao, nhiều khu vực không có mưa vẫn xảy ra ngập vì cao độ nền thấp hơn cả mực triều cường.

Sở Giao thông và Vận tải TP Cần Thơ đã đề xuất với UBND TP Cần Thơ xây dựng đề án chống ngập cho thành phố giai đoạn 2021-2025 để bảo vệ chống ngập cho 2 trung tâm vùng lõi của thành phố là quận Ninh Kiều và Bình Thủy. Diện tích bảo vệ là 2.850ha, số dân trong khu vực bảo vệ khoảng 423.400 người. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sở Giao thông và Vận tải TP Cần Thơ đã đề xuất với UBND TP Cần Thơ xây dựng đề án chống ngập cho thành phố giai đoạn 2021-2025 để bảo vệ chống ngập cho 2 trung tâm vùng lõi của thành phố là quận Ninh Kiều và Bình Thủy. Diện tích bảo vệ là 2.850ha, số dân trong khu vực bảo vệ khoảng 423.400 người. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh đó, TP Cần Thơ xung quanh được bao bọc bởi các dự án đê bao thủy lợi ngăn lũ, ngăn mặn trong vùng như Ô Môn-Xà No, Nam Mang Thít, Quản Lộ - Phụng Hiệp… Trong khi đó, việc vận hành đóng mở các cửa van ở các dự án tại những thời điểm triều cường chưa hợp lý cũng đã tác động đến việc gây ngập cho thành phố.

Về giải pháp lâu dài, Sở Giao thông và Vận tải TP Cần Thơ đã đề xuất với UBND TP Cần Thơ xây dựng đề án chống ngập cho thành phố giai đoạn 2021-2025 để bảo vệ chống ngập cho 2 trung tâm vùng lõi của thành phố là quận Ninh Kiều và Bình Thủy. Diện tích bảo vệ là 2.850ha, số dân trong khu vực bảo vệ khoảng 423.400 người.

Cụ thể, là xây dựng hệ thống kiểm soát ngập vòng ngoài bao gồm hệ thống kè sông Nam Cần Thơ, kè rạch Cái Sơn - Mương Khai, nâng cấp QL 91. Đồng thời cho triển khai dự án cải tạo hệ thống cống thoát nước khu vực Trung tâm quận Ninh Kiều để kiểm soát ngập vòng trong.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.