| Hotline: 0983.970.780

Cẩn trọng với 288 vị trí đê xung yếu

Thứ Tư 06/12/2023 , 16:33 (GMT+7)

Năm 2023, hệ thống đê từ cấp 3 đến cấp đặc biệt còn tồn tại 288 vị trí xung yếu và 360km đê thiếu cao trình chống lũ thiết kế.

Hệ thống đê điều đồ sộ của nước ta đóng vai trò rất quan trọng, là thành trì vững chắc trước thiên tai, lụt bão, giúp bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân cũng như những thành quả phát triển của đất nước. Tuy nhiên nhiều tuyến đê đang xảy ra những sự cố, nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng.

Ông Trần Công Tuyên - Trưởng phòng Quản lý đê điều – Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), chia sẻ về những sự cố đê điều và cách xử lý sự cố đê điều trong mùa mưa bão. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Trần Công Tuyên - Trưởng phòng Quản lý đê điều – Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), chia sẻ về những sự cố đê điều và cách xử lý sự cố đê điều trong mùa mưa bão. Ảnh: Minh Phúc.

Theo ông Trần Công Tuyên – Trưởng phòng Quản lý đê điều – Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) Năm 2023, hệ thống đê từ cấp 3 đến cấp đặc biệt còn tồn tại 288 vị trí xung yếu và 360 km đê thiếu cao trình chống lũ thiết kế. Không những thế, hiểm họa rất lớn nằm còn nằm trong thân đê, khi nhiều điểm xuất hiện tổ mối và địa chất đê không đảm bảo yêu cầu. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, hậu quả từ những sự cố vỡ đê, nước tràn qua đê mang lại là vô cùng to lớn. Nhất là khi hạ tầng kinh tế - xã hội vùng trong đê ngày càng phát triển, mật độ dân số và đô thị hóa ngày càng gia tăng.

Tháng 9/2022, đê Hội Tĩnh ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An bị vỡ đe dọa gần 1.700 hộ dân với khoảng 6.000 nhân khẩu cùng hơn 400ha cây trồng.

Tháng 10/2017, tuyến đê hữu sông Hoàng, đoạn qua địa bàn xã Tế Nông, huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) bị vỡ. Hơn 100 hộ dân bị chìm trong nước lũ.

Cùng thời điểm đó, một đoạn đê Bùi 2 (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) bị vỡ khiến hàng trăm nhà dân xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến chìm trong biển nước.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp, các loại hình thiên tai cực đoan, nhất là mưa lớn vượt tần xuất, bão và lũ ngày càng xuất hiện với tần xuất nhiều hơn, khó dự báo hơn, việc đảm bảo an toàn đê điều, phòng chống thiên tai càng giữ vai trò quan trọng. Cần phải có giải pháp trước mắt và lâu dài để ngăn ngừa những tình huống đáng tiếc xảy ra liên quan đến mất an toàn đê điều.

Nhiều tuyến đê của Việt Nam tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Ảnh: Minh Phúc.

Nhiều tuyến đê của Việt Nam tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Trần Công Tuyên cho biết, mỗi khi vào mùa mưa lũ đã xảy ra rất nhiều sự cố về đê điều. Trong đó, các sự cố thường gặp là nước tràn qua mặt đê, đỉnh đê khi xảy ra lũ lớn vượt tần xuất thiết kế hoặc đối với các đoạn đê còn thấp, chưa đủ cao trình.

Bên cạnh đó là các sự cố sạt trượt mái đê ở phía sông, phía đồng; sạt trượt bờ sông gây ảnh hưởng đến an toàn đê; sự cố đùn sủi, thẩm lậu qua thân đê từ sông về phía đồng; sự cố mất an toàn do cống, bởi vì hệ thống đê từ cấp 3 đến cấp đặc biệt có khoảng 1.600 cống dưới đê. Trong khi đó đê có tính chất chống lũ theo tuyến, chỉ cần một điểm xung yếu bị vỡ thì cả tuyến đê bảo vệ sẽ bị ngập lụt. Như vậy vai trò của tuyến đê sẽ bị mất đi.

Đặc biệt, sự cố về sập tổ mối ở trong thân đê cũng là hiện tượng gây mất nguy cơ an toàn. Việc triển khai thi công công trình trên các tuyến đê nếu không đảm bảo an toàn cũng có thể gây ra sự cố.

Theo ông Trần Công Tuyên, đối với công tác hộ đê, để xử lý sự cố đê điều, tránh dẫn đến thảm họa vỡ đê thì một trong những yêu cầu và điều kiện tiên quyết là công tác phát hiện và xử lý ngay từ giờ đầu, tránh sự cố nhỏ hình thành sự cố lớn, gây khó khăn, tốn kém và phức tạp, việc can thiệp các giải pháp kỹ thuật cũng ngày càng nan giải hơn.

Và để làm tốt công tác xử lý giờ đầu thì việc tuần tra, canh gác phát hiện sự cố là hết sức quan trọng. Khi một lỗ dò hoặc vùng thấm bắt đầu hình thành, chúng ta triển khai ngay các biện pháp để xử lý.

Từ một lỗ rò nhỏ có thể gây xói mòn và dần hình thành những dòng nước lớn gây sập thân đê. Bên cạnh đó, cần phải chuẩn bị sẵn sàng theo phương châm “4 tại chỗ” (xây dựng kịch bản, trong đó xác định đặc thù của từng tuyến đê trong khu vực, những vị trí xung yếu để sẵn sàng dự trữ vật tư, nhân lực, phương án kỹ thuật xử lý để khi phát hiện kịp thời sự cố chúng ta sẽ triển khai theo phương án được duyệt).

Xem thêm
Thường vụ Quốc hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong: Công an đã xác định nguyên nhân

ĐỒNG NAI Sau khi vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh xảy ra, Công an tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các đơn vị vào cuộc điều tra nguyên nhân của vụ việc.