| Hotline: 0983.970.780

Cần ưu tiên vacxin cho lực lượng trong chuỗi cung ứng nông sản

Thứ Ba 02/11/2021 , 09:10 (GMT+7)

Ông Nguyễn Việt Anh, Tổng Giám đốc Công ty Lương thực Phương Đông (Đồng Tháp) cho rằng, ưu tiên vacxin cho người trong chuỗi cung ứng nông sản sẽ giúp sớm phục hồi sản xuất.

Ông Nguyễn Việt Anh, Tổng Giám đốc Cty TNHH Lương thực Phương Đông. Ảnh: Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Việt Anh, Tổng Giám đốc Cty TNHH Lương thực Phương Đông. Ảnh: Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Việt Anh chia sẻ, Công ty TNHH Lương thực Phương Đông bắt đầu thực hiện 4 tại chỗ từ ngày 14/7/2021, chỉ hoạt động khoảng 30-40% công suất đã làm ảnh hưởng nặng nề đến tiến độ giao hàng cho khách nước ngoài và khách nội địa.

Tuy gặp nhiều khó khăn và phải gánh rất nhiều chi phí khi thực hiện 4 tại chỗ như: chi phí test định kỳ, chi phí ăn uống, trang bị dụng cụ và nơi ở cho lao động... nhưng công ty luôn cố gắng duy trì hoạt động liên tục và thu mua lúa gạo của nông dân, và đảm bảo thu nhập, không giảm lượng của người lao động. Thậm chí các lao động thực hiện 4 tại chỗ có thu nhập cao hơn trước đây do số người bị giảm.

Những lao động thời vụ không tham gia sản xuất 4 tại chỗ đa phần là lao động giản đơn, sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh, không có thu nhập trong hơn 2 tháng giãn cách.

Do dịch bệnh và giãn cách nghiêm kéo dài, tùy mỗi địa bàn lại áp dụng không giống nhau nên việc lưu thông hàng hóa cực kỳ ách tắc. Ví dụ: để giao gạo phải có bao bì đóng gói, bao bì thì không vận chuyển được, các cơ quan sửa chữa máy, giám định, khử trùng không di chuyển để thực hiện dịch vụ cho nhà máy gạo...

Khi dịch bệnh xảy ra làm đứt gãy nghiêm trọng chuỗi cung ứng, cụ thể: Nông dân không bán được sản phẩm, nhà máy không mua được hàng; nhà máy sản xuất xong thiếu hoặc không có ghe, salan giao lên Cảng, do yêu cầu phải có test nhanh và có giá trị trong 3 ngày, phát sinh chi phí, và một số sợ dịch bệnh chọn phương án tạm nghi; một số bị ngoáy mũi nhiều sợ không đi tiếp tục. Hàng hóa tại kho không được khử trùng, giám định kịp thời theo quy định và những yêu cầu của khách hàng.

Lao động thực hiện 4 tại chỗ trong thời gian dài dẫn đến gò bó, nhớ gia đình. Lao động nghỉ trước đó muốn quay lại làm thì không thuộc địa phận, hoặc không thuộc vùng xanh dẫn đến doanh nghiệp thiếu lao động và người lao động thì lại thiếu việc làm.

Hiện Công ty TNHH Lương thực Phương Đông đã khôi phục lại sản xuất đạt 80-90% luôn đảm bảo 4 tại chỗ. Ảnh: Hoàng Vũ.

Hiện Công ty TNHH Lương thực Phương Đông đã khôi phục lại sản xuất đạt 80-90% luôn đảm bảo 4 tại chỗ. Ảnh: Hoàng Vũ.

Để các doanh nghiệp khôi phục lại sản xuất hiệu quả ngành hàng lúa gạo sau dịch, ông Nguyễn Việt Anh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Phương Đông kiến nghị, trước nhất, Nhà nước sớm thành lập Ban Chỉ đạo khôi phục Kinh tế cho toàn vùng, chứ không tách riêng TP. HCM và các tỉnh miền Đông, miền Tây, vì nền kinh tế và lưu thông có sự liên thông sâu rộng trong mọi ngành hàng, tránh mỗi tỉnh lại có quy định riêng.

Công bố đầu mối liên hệ khi doanh nghiệp có vướng mắc cần giải quyết, có thể tạo Cổng thông tin, đường dây nóng xử lý các vấn đề mà doanh nghiệp cần. Vì thực tế sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề mới mà các quy định sẽ không nêu ra hết được, chỉ có đầu mối trên và Ban chỉ đạo trực tiếp xem xét, phản hồi thì mới mong hiệu quả nhanh chóng, quy định khung thời gian cụ thể xử lý các vấn đề mà doanh nghiệp gửi.

Vì có sự liên quan mật thiết, tắc một khâu nào thì hàng hóa cũng không thông thương được, mặt hàng lúa gạo thì chuỗi phải từ nông dân thu hoạch lúa, liên quan một chuỗi dài đến bốc xếp cảng và các thủy thủ, thuyền viên.

Chuỗi này bao gồm nông dân, thương lái, lực lượng máy gặt đập, ghe vận chuyển, lò sấy, nhà máy... công nhân các nhà máy chế biến, tài xế xe, thủy thủ các ghe, salan vận chuyển, bốc xếp ở cảng, thuyền viên của tàu. Các thành phần giám định, khử trùng, bảo trì máy móc các ngành liên quan, nhân sự làm chứng từ xuất nhập khẩu các công ty, phải đi giao dịch làm C/O, khai hải quan...

"Hiện tiến độ phủ vacxin của TP.HCM khá nhanh, nhưng các tỉnh chỉ dưới 30% nên việc trở lại bình thường mới là rất khó đồng bộ vì hàng hóa phải đưa từ các tỉnh mới về cảng để xuất khẩu được. Nên cần đẩy nhanh tiêm vacxin cho các tỉnh, ưu tiên tiêm vacxin cho toàn bộ lực lượng trong chuỗi cung ứng nông sản." Ông Nguyễn Việt Anh.

Công nhân làm việc tại Cty TNHH Lương thực Phương Đông. Ảnh: Hoàng Vũ.

Công nhân làm việc tại Cty TNHH Lương thực Phương Đông. Ảnh: Hoàng Vũ.

Cho phép người lao động có tiêm 1 hoặc 2 mũi vacxin được đi làm việc, điều kiện cụ thể theo quy định của ngành y tế. Đồng ý cho doanh nghiệp tự chủ test nhanh định kỳ, theo tỷ lệ, và chịu kết quả trước cơ quan chức năng về kết quả test của doanh nghiệp điều kiện cụ thể theo quy định của ngành y tế.

Một số địa phương chống dịch máy móc, cứng nhắc mà không quan tâm hài hòa giữa chống dịch và thiệt hại của doanh nghiệp, quy trình phê duyệt 4 tại chỗ khá chậm tại một số địa bàn, cơ quan cấp xã không dám quyết.

Tránh việc dùng toàn bộ nhà máy khi có F0 mà nên khoanh vùng diện hẹp và an toàn vẫn cho doanh nghiệp hoạt động. Các cơ quan nhà nước ban hành quá nhiều văn bản, quy định mới và chồng chéo, nhưng lại thiếu hướng dẫn đầu mối giải quyết khi doanh nghiệp cần. Vì thực tế phát sinh nhiều vấn đề mới không nằm trong quy định.

Doanh nghiệp không biết liên hệ đầu mối nào để xử lý. Các quy định mới của cơ quan chức năng, nếu có, phải theo lộ trình, tránh đột ngột vì doanh nghiệp không trở tay kịp, nhất là các lô hàng đang trên đường.

Đồng thời nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ giảm thuế, các khoản phí cho doanh nghiệp trong và sau thời gian dịch bệnh, hiện tại các chi phí test nhanh và PCR, chi phí ăn, ở cho các lao động 4 tại chỗ là do doanh nghiệp chịu toàn bộ.

Xem thêm
Tiêu thụ điện lập kỷ lục mới trong những ngày đầu nghỉ lễ

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng tiêu thụ điện ngày cả nước và công suất cực đại hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất