| Hotline: 0983.970.780

Căng mình phòng cháy rừng

Thứ Tư 05/06/2019 , 10:18 (GMT+7)

Trong bối cảnh những cánh rừng ở Bình Định đang đối mặt với nguy cơ cháy cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm, bởi những đợt nắng nóng khủng khiếp kéo dài, ngành nông nghiệp tỉnh này cùng các địa phương và các chủ rừng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng cháy rừng.

09-21-34_1
Công tác tuần tra PCCCR đang được ngành chức năng và các chủ rừng ở Bình Định duy trì thường xuyên.

Bình Định hiện đang có hơn 350.000ha đất có rừng; trong đó, có hơn 215.000ha rừng tự nhiên, số còn lại là rừng trồng và đất chưa có rừng nằm trong quy hoạch lâm nghiệp. Trong khi, nắng nóng đang xảy ra diện rộng và dự báo sẽ kéo dài, UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo ngành chức năng và chính quyền các cấp tăng cường công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (BVR-PCCCR).

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Chi cục Kiểm lâm Bình Định đã tổ chức kiểm tra toàn bộ diện tích rừng trên địa bàn, yêu cầu các địa phương, các chủ rừng phải chủ động lực lượng, phương tiện sẵn sàng PCCCR; chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm phối hợp chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, tuần tra những diện tích rừng giáp ranh, khu vực rừng có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao.

Ông Phan Văn Hải, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TX An Nhơn, cho hay: “Đơn vị đã tham mưu UBND thị xã xây dựng kế hoạch PCCCR; phối hợp với các hội, đoàn thể, chính quyền địa phương tuyên truyền các quy định về BVR-PCCCR cho người dân. Thực hiện đồng bộ các giải pháp PCCCR theo phương châm 4 tại chỗ”.

Cty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh đóng trên địa bàn huyện Vân Canh được UBND tỉnh giao quản lý hơn 16.450ha rừng. Theo ông Lê Sỹ Lưu, Trưởng phòng Kế hoạch Cty, đơn vị đã đầu tư phương tiện, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ phục vụ cho các hoạt động quản lý BVR-PCCCR thuộc vùng trọng điểm cháy rừng xảy ra trên lâm phần do Cty quản lý. Tăng cường lực lượng túc trực để tuần tra, kiểm soát trong khu vực rừng trồng của Cty.

Nhiều hộ dân là chủ rừng cũng đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng trồng. Ông Nguyễn Văn Việt, 1 chủ rừng ở thôn An Đỗ, xã Hoài Sơn (huyện Hoài Nhơn), tại thời điểm này, ông Việt không 1 phút lơ là trong công tác PCCCR.

Ông Việt tâm sự: “Nắng gay gắt suốt từ đầu năm đến nay, thỉnh thoảng mới có 1 cơn mưa nhỏ, nếu thấy mưa mà chủ rừng lơ là công tác phòng chống cháy rừng là có nguy cơ ôm hận. Ngày nào tôi cũng phải lên rừng để kiểm tra, bảo vệ rừng trồng của mình, phát dọn thực bì làm các đường băng cản lửa, giám sát các nguy cơ có thể dẫn đến cháy rừng”.

09-21-34_2
Lực lượng Kiểm lâm Bình Định chữa cháy rừng.

Ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn, cho biết: “Toàn huyện có hơn 23.000ha đất lâm nghiệp, trong rừng hơn 20.000ha. Để chủ động PCCCR, UBND huyện yêu cầu Hạt Kiểm lâm huyện kiểm tra, xử lý nghiêm các chủ rừng chưa thực hiện các quy định về PCCCR. Huyện đang đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho người dân; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác BVR-PCCCR”.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, tuần tra ở tất cả các khu rừng trên địa bàn, nên từ đầu năm đến nay, dù nắng nóng kéo dài, nhưng ở Bình Định chỉ xảy ra 1 vụ cháy rừng với tổng diện tích 0,3ha.

Ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm Bình Định, cho biết: “Trước diễn biến thời tiết nắng nóng kéo dài, nếu cháy rừng xảy ra thì hầu hết các kiểu rừng đều rất dễ bắt lửa với tốc độ lan tràn rất nhanh, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã yêu cầu các chủ rừng tuyệt đối ngưng đốt, dừng xử lý thực bì, nếu tổ chức, cá nhân nào vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định!”.

“UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương có rừng thực hiện nghiêm túc phương án PCCCR; nghiêm cấm người dân sử dụng lửa trong rừng; tăng cường tuyên truyền, tập huấn cho chủ rừng, người dân về công tác BVR-PCCCR. Sắp tới, UBND tỉnh sẽ tăng cường lực lượng cho các ban quản lý rừng phòng hộ đảm bảo đủ người theo quy định. Nếu địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng thì chủ tịch UBND địa phương đó sẽ chịu trách nhiệm”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu, nói kiên quyết.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.