| Hotline: 0983.970.780

Cảnh giác "hoàng hậu" mắc ca

Thứ Ba 28/08/2012 , 10:57 (GMT+7)

Mắc ca là cây trồng mới, đang được trồng thử nghiệm tại một số tỉnh Tây Nguyên. Vì loài cây này hứa hẹn có giá trị kinh tế cao nên nhiều hộ dân đã tự ý trồng mà chưa hiểu biết cặn kẽ, có thể ăn "trái đắng".

Mắc ca là cây trồng mới, đang được trồng thử nghiệm tại một số tỉnh Tây Nguyên. Vì loài cây này hứa hẹn có giá trị kinh tế cao nên nhiều hộ dân đã tự ý trồng mà chưa hiểu biết cặn kẽ, có thể ăn "trái đắng".

Khắt khe với khí hậu

Mắc ca là loại cây gỗ lớn, tên khoa học là macadamai, có nguồn gốc ở Australia được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan… Hạt mắc ca có hương vị thơm ngon nhất trong các loại hạt dùng để ăn nên được mệnh danh là "hoàng hậu quả khô". Chính vì vậy hạt mắc ca trên thế giới có giá trị rất cao luôn ở mức 1,5- 3 USD/kg.

Từ năm 2002, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên bắt đầu trồng thử nghiệm cây mắc ca, đến nay diện tích đã đạt 20 ha tại tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai với tập đoàn giống nhập nội (20 giống) từ Trung Quốc, Thái Lan và Úc. TS Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết: Cây mắc ca trồng tại Buôn Mê Thuột (Đăk Lăk) sau 3 năm bắt đầu ra hoa đậu quả, đến nay có 8 giống đã ra quả và bước đầu chọn được 3 giống có triển vọng, đó là giống OC, H2 và 508.


Quả mắc ca được mệnh danh là "hoàng hậu quả khô"

Đặc biệt giống OC và H2 sau 10 năm trồng cho năng suất gần 9 kg hạt/cây/năm, không thua kém bất cứ nước nào trên thế giới. Trọng lượng hạt và tỷ lệ nhân của các giống khá tốt so với vùng nguyên sản cũng như các khu vực trồng mắc ca trên thế giới. Do vậy bước đầu có thể khẳng định cây mắc ca có tiềm năng phát triển ở một số vùng sinh thái của Tây Nguyên.

Theo TS Báu, mắc ca là loại cây có yêu cầu khá khắt khe về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng do vậy không phải vùng nào tại Tây Nguyên cũng trồng được. Theo đó, cây phải được trồng tại những vùng có khí hậu mát mẻ, có độ cao 600m trở lên so với mực nước biển, có mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Đặc biệt yêu cầu sinh thái quan trọng nhất đối với cây mắc ca là nhiệt độ thích hợp để ra hoa. 

"Nhiệt độ tối ưu để cây ra nhiều hoa từ 12 - 21 độ C, nếu nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn khiến cho cây không thể hình thành chồi hoa. Mặc khác những vùng có mưa phùn và sương mù, vùng thấp trũng đọng nước trồng cũng không hiệu quả. Nơi có điều kiện trồng mắc ca tốt nhất là một số vùng ở Lâm Đồng vì nền nhiệt độ thấp thích hợp cho ra hoa đậu quả", ông Báu nói.

Giống tràn lan, không rõ xuất xứ

Theo khuyến cáo của Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, cây mắc ca đang trong quá trình nghiên cứu, trồng thử nghiệm và chưa có đánh giá kết luận chính thức, do vậy chưa có một quy trình kỹ thuật nào được xuất bản, hướng dẫn trồng, chăm sóc. Tại các vùng trồng thử nghiệm, viện tiến hành trồng cây cách cây 5 - 7m hoặc 5 - 8m, mỗi ha có thể trồng được khoảng 300 cây. 

Sau 5 năm nếu mỗi cây cho khoảng 10kg và từ 10 năm tuổi trở đi cho thu hoạch ổn định từ 12 - 15 kg/cây thì mỗi ha có thể có thu nhập từ 6.000 - 8.000 USD. Với cách tính này thì rõ ràng mắc ca hiệu quả hơn cây cà phê. Vì thế không ít hộ dân ở Tây Nguyên tự ý phá cà phê chuyển sang trồng mắc ca.


Cây giống mắc ca không rõ nguồn gốc được bán nhan nhản ở TP Buôn Mê Thuột (Đăk Lăk)

Chúng tôi trở lại phường Hòa Thắng, TP Buôn Mê Thuột, "thủ phủ" giống cây trồng của tỉnh Đăk Lăk. Đang là mùa mưa nên người dân mua cây khá nhộn nhịp. Ghé vào cơ sở kinh doanh giống cây trồng số II Ea Kmat của ông chủ Đặng Nhân trên đường Nguyễn Lương Bằng, ông Nhân phấn khởi: "Đến thời điểm này các loại cây giống cơ bản tôi đã bán hết, năm nay giá cây cà phê cao nên tôi cũng lãi được khoảng 300 triệu đồng".  

“Mặc dù chưa có giấy phép SXKD cây mắc ca nhưng do người dân có nhu cầu thì chúng tôi vẫn cứ làm giống. Không chỉ cơ sở này ươm bán giống mắc ca mà hầu hết các hộ kinh doanh cây trồng tại Hòa Thắng đều treo biển bán giống loại cây này. Nguồn gốc của mắc ca cũng không rõ ràng và chủ yếu là bán cây thực sinh", ông Nhân khẳng định.

Khi biết chúng tôi tìm hiểu cây mắc ca, ông Nhân cho biết: Ế quá chú ạ. Vụ này tôi làm 1 vạn cây mà đến thời điểm này trong vườn vẫn còn trên 7.000 cây, giá mỗi cây thực sinh (ươm hạt) năm nay chỉ còn 7.000 đồng, thấp bằng nửa năm trước.

Cơ sở cây giống cây trồng số II của ông Đặng Nhân đã kinh doanh cây mắc ca được 4 năm, mỗi năm ươm khoảng 1 vạn cây giống chủ yếu là cây thực sinh. Những năm đầu cây làm đến đâu bán hết đến đó, nhưng năm nay rất ít người hỏi mua. Ông Nhân thừa nhận, hiện có rất nhiều giống mắc ca nhưng thực tế người mua về trồng và ngay cả người bán cũng không phân biệt được đâu là giống tốt đâu là giống xấu, có hộ dân trồng mắc ca gần 10 năm nhưng vẫn chưa ra quả.

Khi hỏi về nguồn gốc giống mắc ca, ông Nhân nói tuột: "Ôi giời, giống đầy ra đấy, những năm đầu tôi phải lặn lội ra phía Bắc mua, còn bây giờ chỉ cần nhấc điện thoại alo thì bao nhiêu cũng có, giống được người dân tỉnh Lâm Đồng và Đăk Lăk cung cấp. Trước đây giá mỗi kg hạt giống mắc ca khoảng 300.000 đ/kg thì nay giảm xuống 120.000-150.000 đồng. Giá mỗi cây mắc ca ghép từ 50.000 -60.000 đồng, còn cây thực sinh chỉ khoảng 10.000 đồng". 

Không trồng ồ ạt

Theo TS Lê Ngọc Báu, mắc ca là loại cây giao phấn chéo do vậy giống bắt buộc phải nhân vô tính (ghép chồi) mới giữ được tính trội của cây mẹ. Còn nếu trồng bằng cây thực sinh, hạt bị phân li không đồng đều, nhiều cây sẽ không có quả hoặc rất ít quả. Do tỷ lệ cây mắc ca ghép thành công chỉ khoảng 50% nên giá thành khá cao, vì vậy người dân chủ yếu mua cây thực sinh không rõ nguồn gốc về trồng. Nếu chẳng may mua phải giống không tốt thì hậu quả rất lớn bởi ngoài chi phí đầu tư thì thời gian từ trồng đến thu hoạch khá dài. 

"Hầu hết diện tích cà phê ở Tây Nguyên không có cây che bóng khiến vườn cà phê nhanh chóng bị suy kiệt. Mô hình trồng thử nghiệm cây mắc ca trong vườn cà phê khá hiệu quả bởi tán nhỏ, lá thưa không ảnh hưởng đến cà phê. Nếu trồng cây muồng tạo bóng cho cà phê thì không có thu nhập, còn trồng bơ sẽ ảnh hưởng bởi lá to, tán rộng. Qua đánh giá trồng xen cây mắc ca trong vườn cà phê để tạo bóng mát là rất tốt, vừa có thêm thu nhập", TS Lê Ngọc Báu.

 Ông Nguyễn Viết Xuân, PGĐ Sở NN-PTNT Đăk Lăk cho biết, mắc ca chưa được đưa vào danh mục giống cây trồng của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN- PTNT), vì vậy Sở mới chỉ cho trồng thử nghiệm ở một số địa phương trong tỉnh. Đây là loại cây trồng mới nên cần phải được đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng trước khi phổ biến nhân rộng SX; đặc biệt là việc chọn giống và quy hoạch vùng trồng. 

"Tỉnh chưa có dự án lớn nào để phát triển cây mắc ca mà chỉ khuyến khích các địa phương trồng thử nghiệm, theo đó mỗi huyện trồng khoảng 4 - 5 ha để đánh giá toàn diện loại cây này. Mặt khác đầu ra cho sản phẩm hạt mắc ca cũng chưa rõ ràng bởi ở VN chưa có nhà máy chế biến, nếu sản phẩm làm ra nhiều sẽ không có nơi tiêu thụ. Vì vậy không nên ồ ạt để tránh thiệt hại", ông Xuân lưu ý.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm