| Hotline: 0983.970.780

Cảnh sắc tuyệt đỉnh trong Vườn di sản ASEAN tại Hà Tĩnh

Thứ Năm 03/02/2022 , 13:24 (GMT+7)

Vườn Quốc gia Vũ Quang là vườn di sản Asean với sinh cảnh đặc trưng và nhiều loài quý hiếm và cảnh quan tuyệt đỉnh.

Vườn Quốc gia Vũ Quang. Ảnh: Thái Cảnh Toàn.

Vườn Quốc gia Vũ Quang. Ảnh: Thái Cảnh Toàn.

Vườn Quốc gia Vũ Quang nằm ở huyện Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê (tỉnh  Hà Tĩnh), có độ cao trung bình trên 800m so với mặt nước biển, thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình năm 23 độ C, được giao quản lý, bảo vệ 57.038,30 ha rừng và đất rừng.

Vườn Quốc gia Vũ Quang có độ cao trung bình trên 800m so với mặt nước biển. Ảnh: Việt Hùng.

Vườn Quốc gia Vũ Quang có độ cao trung bình trên 800m so với mặt nước biển. Ảnh: Việt Hùng.

Theo kết quả điều tra của các chuyên gia trong nước và quốc tế, Vườn Quốc gia Vũ Quang có tới 76% diện tích rừng tự nhiên với hai kiểu chính: rừng kín thường xanh á nhiệt đới chiếm 20% với hai loại thực vật ưu thế là pơmu và hoàng đàn, rừng kín thường xanh nhiệt đới với các loại thực vật bậc cao như: cẩm lai, lát hoa, lim, dổi, trầm hương... và nhiều cây dược liệu quý.

Vườn Quốc gia Vũ Quang có tới 76% diện tích rừng tự nhiên. Ảnh: Thái Cảnh Toàn.

Vườn Quốc gia Vũ Quang có tới 76% diện tích rừng tự nhiên. Ảnh: Thái Cảnh Toàn.

Đối với nghiên cứu khoa học, bảo tồn đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Vũ Quang có sự hiện diện của nhiều loài đặc hữu cho cả Việt Nam và Lào. Trong đó, có những loài đặc trưng, quý hiếm như: sao la, mang lớn, thỏ vằn, cầy vằn, chà vá chân nâu, vượn đen, gà lôi lam đuôi trắng, rắn lục sừng, ếch cây sần Bắc Bộ...

Ở Vườn Quốc gia Vũ Quang có những loài đặc trưng, quý hiếm như: sao la, mang lớn, thỏ vằn, cầy vằn... Ảnh: Thái Cảnh Toàn.

Ở Vườn Quốc gia Vũ Quang có những loài đặc trưng, quý hiếm như: sao la, mang lớn, thỏ vằn, cầy vằn... Ảnh: Thái Cảnh Toàn.

Và các loài chà vá chân nâu, vượn đen, gà lôi lam đuôi trắng, rắn lục sừng, ếch cây sần Bắc Bộ... Ảnh: Thái Cảnh Toàn.

Và các loài chà vá chân nâu, vượn đen, gà lôi lam đuôi trắng, rắn lục sừng, ếch cây sần Bắc Bộ... Ảnh: Thái Cảnh Toàn.

Tại đây cũng đã xác định được 1.829 loài thực vật bậc cao thuộc 813 chi với 217 họ; ghi nhận sự góp mặt của 94 loài thú thuộc 26 họ, 315 loài chim, 58 loài bò sát, 31 loài lưỡng cư, 88 loài cá xương, 316 loài bướm, 73 loài kiến và 28 loài nhện.

Đây đều là các loài 'đặc hữu' (edemic) cho vùng trung Trường Sơn nhưng được phát hiện, mô tả và công bố loài mới đầu tiên ở các sinh cảnh của rừng Vũ Quang. Ảnh: Thái Cảnh Toàn.

Đây đều là các loài “đặc hữu” (edemic) cho vùng trung Trường Sơn nhưng được phát hiện, mô tả và công bố loài mới đầu tiên ở các sinh cảnh của rừng Vũ Quang. Ảnh: Thái Cảnh Toàn.

Thời gian gần đây, tại Vườn Quốc gia Vũ Quang đã phát hiện nhiều loài mới cho thế giới, làm nổi bật tiềm năng đa dạng sinh học của Vườn. Đáng chú ý là loài: Chà ran tuyến (phát hiện năm 2016), Dẻ Vũ Quang (năm 2017), Trà hoa vàng Vũ Quang và Trà hoa vàng Hà Tĩnh (năm 2018), Tân bời lời Vũ Quang (phát hiện năm 2019)...

Ngày càng nhiều loài động thực vật quý hiếm được phát hiện ở Vườn Quốc gia Vũ Quang. Ảnh: Việt Hùng.

Ngày càng nhiều loài động thực vật quý hiếm được phát hiện ở Vườn Quốc gia Vũ Quang. Ảnh: Việt Hùng.

Theo đánh giá của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Vườn Quốc gia Vũ Quang có đầy đủ các tiêu chí để trở thành thành viên của Hiệp hội Các Vườn di sản ASEAN như: Tính toàn vẹn hệ sinh thái, tính đại diện, tính tự nhiên, tính độc đáo và các sinh cảnh đặc trưng, cùng các loài quý hiếm, tính hợp pháp và hợp lý, tính xuyên biên giới, kế hoạch quản lý, tầm quan trọng cho bảo tồn.

Chốn bồng lai tiên cảnh trong Vườn Quốc gia Vũ Quang. Ảnh: Việt Hùng.

Chốn bồng lai tiên cảnh trong Vườn Quốc gia Vũ Quang. Ảnh: Việt Hùng.

Năm 2019, tại Hội nghị các Vườn Di sản ASEAN (AHP) lần 6 diễn ra tại thành phố Pakse (CHDCND Lào) với chủ đề “Đổi mới và phát triển bền vững cho Vườn di sản và cộng đồng - Lễ kỷ niệm 35 năm Vườn Di sản ASEAN”. Vườn Quốc gia Vũ Quang chính thức được Hội đồng AHP, Trung tâm đa dạng sinh học ASEAN (ACB) tuyên bố và trao danh hiệu “Vườn di sản ASEAN”.

Theo đánh giá của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Vườn Quốc gia Vũ Quang có đầy đủ các tiêu chí để trở thành thành viên của Hiệp hội Các Vườn di sản ASEAN. Ảnh: Thái Cảnh Toàn.

Theo đánh giá của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Vườn Quốc gia Vũ Quang có đầy đủ các tiêu chí để trở thành thành viên của Hiệp hội Các Vườn di sản ASEAN. Ảnh: Thái Cảnh Toàn.

Toàn bộ chu vi hồ chứa nước Ngàn Trươi - Cẩm Trang nằm trọn trong rừng đặc dụng do Vườn Quốc gia Vũ Quang quản lý bảo vệ.

 

Hồ chứa nước Ngàn Trươi - Cẩm Trang thuộc công trình thuỷ lợi đa mục tiêu, do Bộ NN-PTNT làm chủ đầu tư, dung tích hồ chứa được thiết kế trên 775 triệu m3 nước, đây là công trình thuỷ lợi lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh và lớn thứ 3 toàn quốc, diện tích ngập nước gần 4.000 ha.

Hồ Ngàn Trươi - Cẩm Trang tạo ra trên 32 hòn đảo lớn nhỏ; cao trình đỉnh lũ được thiết kế ở cos: +53,9 m; cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân thuộc 8 huyện phía bắc của tỉnh Hà Tĩnh với diện tích 32.500 ha đất nông nghiệp. Ảnh: Thái Cảnh Toàn.

Hồ Ngàn Trươi - Cẩm Trang tạo ra trên 32 hòn đảo lớn nhỏ; cao trình đỉnh lũ được thiết kế ở cos: +53,9 m; cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân thuộc 8 huyện phía bắc của tỉnh Hà Tĩnh với diện tích 32.500 ha đất nông nghiệp. Ảnh: Thái Cảnh Toàn.

Hồ Ngàn Trươi - Cẩm Trang gắn liền với du lịch sinh thái, đồng thời có chức năng ngăn lũ cho vùng hạ du gồm 4 huyện và cung cấp nước phục vụ công nghiệp luyện thép cho mỏ sắt Thạch Khê; kinh doanh máy thuỷ điện có công suất 16MW.

Hồ chứa nước Ngàn Trươi - Cẩm Trang thuộc công trình thuỷ lợi đa mục tiêu, do Bộ NN-PTNT làm chủ đầu tư. Ảnh: Việt Hùng.

Hồ chứa nước Ngàn Trươi - Cẩm Trang thuộc công trình thuỷ lợi đa mục tiêu, do Bộ NN-PTNT làm chủ đầu tư. Ảnh: Việt Hùng.

Hồ Ngàn Trươi có tổng diện tích lưu vực 408 km2, dung tích chứa 775 triệu m3 nước. Đây là hồ chứa lớn thứ 3 trong cả nước, chỉ sau hồ Dầu Tiếng và hồ Cửa Đạt. Khí hậu ở đây luôn mát mẻ, ôn hòa quanh năm.

Du ngoạn trong lòng hồ Ngàn Trươi không thể bỏ qua các thắng cảnh đẹp như: Suối Đầu Rồng bắt nguồn từ các dãy núi cao biên giới Việt - Lào. Ảnh: Việt Hùng.

Du ngoạn trong lòng hồ Ngàn Trươi không thể bỏ qua các thắng cảnh đẹp như: Suối Đầu Rồng bắt nguồn từ các dãy núi cao biên giới Việt - Lào. Ảnh: Việt Hùng.

Thác Thang Đày đẹp kỳ vĩ, nước suối trong xanh, có nhiều tảng đá đẹp và thảm thực vật đa dạng…

Cảnh sắc tuyệt mỹ mở ra nhiều cơ hội phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Vũ Quang. Ảnh: Việt Hùng. 

Cảnh sắc tuyệt mỹ mở ra nhiều cơ hội phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Vũ Quang. Ảnh: Việt Hùng. 

Rừng Cảnh Tiên quanh năm mây mù bao phủ. Ảnh: Thái Cảnh Toàn.

Rừng Cảnh Tiên quanh năm mây mù bao phủ. Ảnh: Thái Cảnh Toàn.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.