| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng: Chủ động phòng chống đói rét cho đàn gia súc

Thứ Tư 01/12/2021 , 15:38 (GMT+7)

Cao Bằng có giá lạnh vào mùa đông rất khắc nghiệt. Do đó, để đàn gia súc vượt qua mùa đông giá lạnh, luôn được chính quyền và người dân đưa lên hàng đầu.

Các địa phương đã vận động nhân dân trồng thêm nhiều diện tích cỏ voi làm thức ăn dự trữ cho đàn gia súc vào mùa đông. Ảnh: Công Hải.

Các địa phương đã vận động nhân dân trồng thêm nhiều diện tích cỏ voi làm thức ăn dự trữ cho đàn gia súc vào mùa đông. Ảnh: Công Hải.

Hơn 10 năm qua, gia đình bà Du Thị Say, xóm Phia Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) nuôi vỗ béo trâu, bò.

Bà Say chia sẻ: Mỗi khi mùa đông đến, bà tu sửa lại chuồng, trại, trồng thêm cỏ voi, chuẩn bị rơm, rạ làm thức ăn dự trữ cho trâu, bò, đồng thời tiêm vacxin phòng bệnh theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Vì vậy nhiều năm qua, vào mùa mưa rét, đàn gia súc của gia đình luôn khỏe mạnh, sinh trưởng tốt. Cứ vài ngày, gia đình bà lại quét dọn, vệ sinh giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo. Gia đình bà chỉ nuôi nhốt, ít khi thả trâu bò ngoài trời nên dù nhiệt độ xuống thấp cũng không quá lo lắng.

Để chủ động phòng, chống đói rét, cho đàn vật nuôi, UBND huyện Nguyên Bình đã ban hành kế hoạch phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi vụ đông xuân (ĐX) năm 2021 - 2022; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống đói rét cho đàn vật nuôi trên địa bàn phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

Đồng thời, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động phòng, chống đói rét cho đàn vật nuôi như: Dự trữ rơm rạ, cỏ, ngô, các phụ phẩm nông nghiêp... Cho vật nuôi ăn thêm các loại thức ăn giàu đạm, đầy đủ vitamin để tăng sức đề kháng. Tu sửa chuồng trại, chuẩn bị phông, bạt và các loại vật liệu khác để che chắn chuồng trại và thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Đoàn công tác Sở NN-PTNT Cao Bằng kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh, đói rét cho đàn gia súc tại huyện Nguyên Bình. Ảnh: Công Hải.

Đoàn công tác Sở NN-PTNT Cao Bằng kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh, đói rét cho đàn gia súc tại huyện Nguyên Bình. Ảnh: Công Hải.

Bà Hoàng Thị Hòa, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Nguyên Bình thông tin: Trước đây, có năm cả huyện có hơn 3.000 con gia súc bị chết rét do người dân còn chủ quan trong phòng, chống đói rét. Những năm gần đây, người dân đã chú ý hơn trong việc gia cố chuồng trại, bổ sung thức ăn dự trữ và hạn chế thả rông nên số lượng gia súc bị chết rét giảm hẳn.

Vụ ĐX 2017 - 2018, số gia súc bị chết rét 441 con (trong đó trâu 300 con, bò 139 con, dê 02 con); vụ ĐX 2019 - 2020 số gia súc bị chết rét giảm xuống chỉ còn 13 con (trong đó trâu 11 con, bò 02 con).

Là tỉnh vùng cao biên giới, việc chăn nuôi trâu, bò là hướng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo điển hình của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ở tất cả các địa phương trong tỉnh Cao Bằng.

Cao Bằng hiện có tổng đàn trâu, bò trên 211.000 con. Năm nay, diễn biến thời tiết sẽ còn nhiều phức tạp, thời tiết lạnh sẽ kéo dài, nhiều địa phương nhiệt độ có thời điểm xuống đến 0 - 2 độ C. Sở NN-PTNT tỉnh Cao Bằng đã ban hành các văn bản đề nghị UBND các huyện, Thành phố chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Mô hình vỗ béo tập trung trong chuồng trại khép kín giúp đàn gia súc khỏe mạnh của Công ty TNHH Kolia Cao Bằng tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình. Ảnh: Công Hải.

Mô hình vỗ béo tập trung trong chuồng trại khép kín giúp đàn gia súc khỏe mạnh của Công ty TNHH Kolia Cao Bằng tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình. Ảnh: Công Hải.

Ông Nguyễn Ngọc Truân, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cao Bằng cho biết: Để hạn chế thiệt hại do gia súc bị chết rét, Sở đã chỉ đạo hệ thống thú y, khuyến nông các cấp phối hợp chặt chẽ với các địa phương khẩn trương triển khai các giải pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc.

Các địa phương cần chủ động việc quyết định sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ cho những hộ nghèo, gia đình neo đơn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn không có điều kiện mua bạt, vật liệu che chắn chuồng trại và thức ăn tinh, thô cho gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại kéo dài.

Tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi xây dựng chuồng nuôi khô ráo, sạch sẽ, kiên cố, kín gió, đủ ấm cho đàn gia súc trong mùa đông; tích cực trồng cỏ, dự trữ rơm rạ, thức ăn tinh cho vật nuôi. Không thả rông gia súc khi nhiệt độ dưới 12 độ C để đảm bảo sức khỏe cho đàn trâu, bò.

  • Tags:
Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’

Cần tăng cường kinh phí đầu tư cho nghiên cứu thú y, nhằm thể hiện rõ quan điểm ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’ trong công tác bảo vệ đàn vật nuôi.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất