| Hotline: 0983.970.780

Cấp 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho hộ nghèo

Thứ Ba 11/02/2025 , 16:03 (GMT+7)

KON TUM 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở huyên Tu Mơ Rông được cấp miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh để phát triển kinh tế.

Các hộ dân phấn khởi khi được nhận cây giống sâm miễn phí. Ảnh: ĐL. 

Các hộ dân phấn khởi khi được nhận cây giống sâm miễn phí. Ảnh: ĐL. 

Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, chiều 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với UBND xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) tổ chức cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Các hộ được cấp cây giống sâm Ngọc Linh gồm 35 hộ ở xã Đăk Na và 5 hộ ở xã Văn Xuôi. Đây là những cây sâm giống 1 năm tuổi, không mắc bệnh, đang sinh trưởng và phát triển tốt. Sâm cấp miễn phí cho dân trị giá gần 1 tỷ đồng từ nguồn chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, thực hiện hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị.

Ngay sau khi nhận sâm giống, cán bộ của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông và UBND xã Đăk Na đã cùng người dân lên các khu rừng già được quy hoạch trồng sâm để xuống giống. Tại đây, người dân được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc để sâm sinh trưởng, phát triển tốt.

Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, sâm Ngọc Linh được xác định là cây giúp dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Thời gian qua, bằng nhiều nguồn vốn và hỗ trợ, huyện đã tổ chức nhiều đợt cấp phát cây giống sâm Ngọc Linh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo để phát triển kinh tế. Nhờ đó, người dân đã xây dựng được các vườn sâm Ngọc Linh quý, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo. Thống kê sơ bộ cho thấy, trong 5 năm qua, cây sâm Ngọc Linh đã góp phần xóa gần 2.000 hộ nghèo, giúp hàng trăm hộ vươn lên làm giàu, cá biệt có hộ thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

“Việc các đơn vị của huyện hỗ trợ sâm giống cho 40 hộ dân đợt này nhằm giúp bà con đồng bào Xơ Đăng có thêm sinh kế để phát triển kinh tế, qua đó nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Huyện sẽ cử cán bộ giúp dân cùng chăm sóc để sâm đạt tỷ lệ sống cao, sớm nhân rộng và có nguồn thu từ vườn sâm này”, ông Mạnh nói. 

Xem thêm
Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

HÀ NỘI Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Chấn chỉnh tư duy khoán trắng công tác phòng dịch cho lực lượng thú y

QUẢNG NINH Quảng Ninh yêu cầu các địa phương chấn chỉnh chính quyền xã nếu thiếu quan tâm, chỉ đạo, có tư tưởng khoán trắng cho lực lượng thú y khi phòng, chống dịch bệnh động vật.

Sản xuất lúa ‘3 giảm 3 tăng’, lợi nhuận tăng 8 triệu đồng/ha

BÌNH ĐỊNH Mô hình canh tác lúa theo hướng giảm chi phí đầu vào tại một số tỉnh Nam Trung bộ giảm được chi phí sản xuất 15%, lợi nhuận tăng hơn 8 triệu đồng/ha.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Kỳ vọng đột phá khoa học công nghệ: [Bài 4] Cởi trói cơ chế tài chính

Những chính sách, cơ chế mới theo các nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội sẽ cởi trói về cơ chế tài chính trong nghiên cứu khoa học.

Tương lai cho nghề cá bền vững: [Bài 2] Tái cơ cấu đội tàu cá

QUẢNG NINH Giảm đội tàu khai thác gần bờ, phát huy hiệu quả đội tàu khai thác vùng lộng, vùng khơi chính là hướng đi đúng đắn để đưa nghề cá phát triển bền vững.

Khó khăn trong cấp chứng chỉ rừng FSC tại Yên Bái: [Bài 3] Làm gì để nông dân yên tâm sản xuất?

Tỉnh Yên Bái yêu cầu các công ty bao tiêu sản phẩm gỗ được cấp chứng chỉ FSC để người dân yên tâm tham gia chương trình và tránh thiệt hại vốn của doanh nghiệp.