| Hotline: 0983.970.780

Cấp tập di dời dân tránh bão Podul

Thứ Năm 29/08/2019 , 22:24 (GMT+7)

Theo kịch bản đã được duyệt, các địa phương ven biển Hà Tĩnh đã và đang sơ tán hàng nghìn người dân đến nơi an toàn trước khi bão số 4 (Podul) đổ bộ.

Ông Trần Tiến Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo công tác di dời dân tránh bão số 4 tại xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân. Ảnh: BHT

20h30, ông Phạm Tiến Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân thông tin với NNVN, từ chiều nay trên địa bàn huyện bắt đầu xuất hiện mưa nhỏ, tuy nhiên đến thời điểm 20h30 gió đang lặng.

Với tin thần chủ động, nâng cao cảnh giác, các lực lượng công an, bộ đội phối hợp chính quyền các xã ven biển Xuân Giang, Xuân Hội, Cương Gián, Xuân Thành, Xuân Trường… đã sơ tán hơn 100 người già và trẻ em đến các trường học trên địa bàn, đảm bảo an toàn.

Hầu hết người già và trẻ em nằm trong kịch bản của các địa phương đều đã được di dời đến nơi trú ẩn an toàn.

Còn khoảng 400 người, hầu hết là lao động chính trong gia đình đã cam kết khi trời nổi gió lập tức di dời đến nơi trú ẩn đã được chính quyền chuẩn bị sẵn.

Đặc biệt, đến thời điểm này, lương thực, nhu yếu phẩm “bốn tại chỗ” đã được huyện Nghi Xuân chuẩn bị đầy đủ. Và ngay chính người dân, hầu như gia đình nào cũng đã dự trữ lương thực đủ dùng trong vòng 5 - 7 ngày.

Theo kịch bản đã được duyệt, Hà Tĩnh sẵn sàng sơ tán 12.462 người dân của 985 hộ ra khỏi vùng đe dọa trực tiếp của bão số 4 vào trước 23h đêm nay.

Người dân giằng néo nhà cửa.

Trong đó, huyện Kỳ Anh gồm 163 hộ, 542 người; TX Kỳ Anh 19 hộ, 30 người; Khu kinh tế Vũng Áng 9.203 người; Cẩm Xuyên 67 hộ, 201 người; Thạch Hà 115 hộ, 403 người; Lộc Hà 87 hộ, 203 người; Nghi Xuân 509 hộ, 1.240 người và TP Hà Tĩnh 10 hộ, 22 người.

Cùng với đó, ở các địa bàn vùng núi huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Kỳ Anh, phương án sơ tán các hộ dân sống ở vùng có nguy cơ cao về lũ quét và sạt lở đất cũng được các địa phương chuẩn bị sẵn sàng.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm