Từng bị coi là ‘nấm độc’, nấm hạt dẻ trở thành cây làm giàu
Vào giữa mùa hè, nông dân trồng nấm hạt dẻ ở làng Đại Trang Khoa, đồn Hán Gia, Hà Bắc, huyện Diên Khánh (TP Bắc Kinh, Trung Quốc) tất bật thu hoạch nấm mọc trên những thân cây hạt dẻ già.
Thổ nhưỡng của làng Đại Trang Khoa đặt biệt thích hợp cho sự phát triển của nấm hạt dẻ, cùng với đặc điểm địa lý chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn nên nấm hạt dẻ sản xuất ra không chỉ có chất lượng tốt mà còn có giá thành cao, giá trị dinh dưỡng.
Ông Vương Học Cần - một người dân trong làng, nhìn những cây nấm hạt dẻ đang phát triển và vui mừng khôn xiết, ông vừa làm việc vừa giới thiệu: "Tôi không ngờ có thể thu hoạch nấm hạt dẻ một cách suôn sẻ như vậy. Hôm qua chúng tôi mới hái được 30kg, hôm nay lại tiếp tục thu hoạch lứa mới rồi…”
Nấm hạt dẻ to bằng bông cúc, ăn giòn và được người tiêu dùng ưa chuộng. Bước vào nhà kính ở làng Đại Trang Khoa, hương thơm tươi mát của nấm hạt dẻ thật sảng khoái. Trong vườn nấm hạt dẻ sạch sẽ, ngăn nắp. Những cây nấm hạt dẻ trưởng thành nở rộ như hoa.
Bí thư làng Triệu Hữu Cương bận rộn vừa phân loại nấm và đóng gói sản phẩm vừa tiếp đãi những khách hàng đến mua nấm hạt dẻ. Ông vui mừng nói: “Sản lượng nấm dẻ năm nay dự kiến đạt hơn 10 tấn, thu nhập của tập thể làng nghề phải hơn những năm trước!”.
Được biết, nấm hạt dẻ từng được coi là loại nấm độc và bị tận diệt vì có ngoại hình đặc biệt. Giờ đây, nó đã trở thành cây trồng để bà con trong làng nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu.
Nấm hạt dẻ không chỉ ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng chất xơ vượt quá 35%. Bên cạnh đó nấm hạt dẻ còn chứa hàm lượng lớn axit aspartic và axit glutamic, đặc biệt là axit aspartic - một loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim rất tốt.
Phát triển mô hình nông nghiệp giải trí
Năm 2022, được sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính quyền các cấp trong huyện, làng Đại Trang Khoa đã thực hiện thành công mô hình kinh tế dưới tán rừng - dự án trồng nấm hạt dẻ.
Cụ thể, dự án đã trồng 1.333m² nấm hạt dẻ, với sản lượng hàng năm là 3 tấn, tổng thu nhập ròng lên đến 50.000 nhân dân tệ (tương đương hơn 165 triệu đồng). Nó đã lấp đầy khoảng trống trong nền kinh tế tập thể của làng.
Ngoài ra, thông qua việc hợp tác với các chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học, ngôi làng cần phát huy lợi thế địa lý dưới chấn núi Liên Hoa, sử dụng nguồn nước suối hàng ngày cùng với khí hậu mát mẻ. Đồng thời nâng cao hơn nữa công nghệ trồng, giữ tươi và chế biến để phát triển ngành công nghiệp sản xuất nấm hạt dẻ và du lịch văn hóa đặc trưng tốt hơn.
Vào năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Bí thư làng - ông Triệu Hữu Cương, diện tích trồng các loại nấm ăn đặc biệt sẽ tăng từ 2 mẫu ban đầu lên 6 mẫu, đồng thời bổ sung thêm nấm vàng và nấm linh chi.
Với sự hỗ trợ của chính sách dự án thí điểm kinh tế dưới tán rừng năm 2022 cho các thôn có kinh tế tập thể yếu kém, lợi nhuận từ sản xuất sẽ được sử dụng để đầu tư xây dựng công trình trồng rừng của năm 2023. Dự án thí đầu tư 480.000 nhân dân tệ để xây dựng nhà kho nhỏ, mua giống, phân bón, vật tư đầu vào, v.v., dự kiến sẽ đạt thu nhập ròng hơn 100.000 nhân dân tệ mỗi năm.
Ngoài ra, trên cơ sở xây dựng một “làng công nghiệp” dựa trên trụ cột là kinh tế rừng, làng Hán Gia tận dụng tối đa hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên nông nghiệp như hạt dẻ, đồng thời tiến hành quy hoạch tổng thể cho các khu nhà ở và trang trại.
Dự án xây dựng làng nghề kinh tế dưới rừng đạt tiêu chuẩn cao, tập trung vào nông nghiệp giải trí như du lịch, tham quan, ăn uống, hái lượm, đẩy mạnh hơn nữa kinh tế tập thể của làng, lấy kinh tế rừng làm trụ cột công nghiệp để củng cố ngôi làng và làm giàu cho người dân.
Ngày nay, tài nguyên nông nghiệp đặc trưng đang dần làm thay đổi diện mạo nông thôn, mỗi sản phẩm địa phương đã trở thành “báu vật” để người dân làm giàu.
Phải khẳng định rằng công nghiệp thịnh thì làng thịnh, nền công nghiệp càng mạnh thì dây chuyền công nghiệp càng trường tồn, hiệu quả càng cao, sự phát triển cũng ngày càng ổn định.
Thôn Hà Bắc sẽ tiếp tục hoàn thành trồng thử nghiệm, dần dần thúc đẩy việc trồng nấm hạt dẻ, nấm vàng và nấm linh chi, sử dụng hợp lý tài nguyên của các nhóm cây cổ thụ, khám phá mô hình phát triển kinh tế “Công ty - Tập thể - Nông dân" dưới tán rừng và mở rộng chuỗi ngành, nâng cao thu nhập của dân làng và tập thể làng, đồng thời truyền sức sống vào quá trình hồi sinh nông thôn.