| Hotline: 0983.970.780

Cây kiệu mở hướng làm ăn mới ở miền núi Bình Định

Thứ Bảy 29/05/2021 , 16:34 (GMT+7)

Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp của hệ thống khuyến nông tại miền núi Bình Định đã giúp nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc.

Mô hình ứng dụng công nghệ cao trong thâm canh cây kiệu có sử dụng hệ thống tưới bán tự động tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh cho hiệu quả cao. Ảnh: Đình Thung.

Mô hình ứng dụng công nghệ cao trong thâm canh cây kiệu có sử dụng hệ thống tưới bán tự động tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh cho hiệu quả cao. Ảnh: Đình Thung.

Đưa kiệu lên ngàn

Trong năm 2020, dù gặp khó khăn do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, nhưng ngành khuyến nông Bình Định đã nỗ lực vượt khó, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thông qua các chương trình tập huấn, xây dựng mô hình, thông tin tuyên truyền trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản và lâm nghiệp.

Đặc biệt là những mô hình sản xuất và tiêu thụ nông sản gắn liên kết chuỗi. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất theo VietGAP, hướng an toàn hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao. Thành công của các mô hình đã đóng góp hiệu quả vào sự thành công của các chương trình, dự án, đề án phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Trong hàng chục mô hình trồng trọt mà Trung tâm Khuyến nông Bình Định xây dựng trong năm 2020, có mô hình ứng dụng công nghệ cao trong thâm canh cây kiệu có sử dụng hệ thống tưới bán tự động tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh cho hiệu quả cao, mở ra cho người dân vùng đất khó hướng làm ăn mới.

Huyện miền núi Vĩnh Thạnh trước đây là một trong những vùng nguyên liệu mía trọng điểm của Bình Định, thế nhưng trong những năm qua cây mía đã không còn cho hiệu quả, nhất là khi Công ty CP Đường Bình Định dừng hoạt động, việc chuyển đổi đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng kiệu càng có ý nghĩa.

Theo ông Đỗ Minh Quang, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Khuyến nông Bình Định, kiệu là cây trồng ngắn ngày, dễ trồng, chi phí đầu tư ít mà đem lại giá trị kinh tế khá cao. Diện tích trồng kiệu hàng năm ở Bình Định là khoảng gần 1.200ha, năng suất đạt 196 tạ/ha, tập trung chủ yếu ở huyện Phù Mỹ.

Để nhân rộng, phát triển sản xuất và tiêu thụ kiệu an toàn VietGAP trên địa bàn toàn tỉnh, trong vụ thu đông năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh và HTXNN Định Bình xây dựng mô hình “Ứng dụng công nghệ cao sản xuất thâm canh cây kiệu theo hướng VietGAP có sử dụng hệ thống tưới bán tự động” tại từ vùng đất chuyển đổi trồng mía kém hiệu quả sang trồng cây kiệu và rau màu tại 2 thôn Định Quang và Định Trường thuộc xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh).

Thông qua mô hình, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã chuyển giao kỹ thuật ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp với việc sử dụng hệ thống tưới bán tự động, chuyển giao quy trình kỹ thuật thâm canh cây kiệu theo VietGAP, từng bước xây dựng vùng chuyên sản xuất kiệu rau chứng nhận VietGAP, tạo liên kết sản xuất, tiêu thụ rau VietGAP.

Nông dân huyện miền núi Vĩnh Thạnh được tiếp cận với các các tiến bộ kỹ thuật trong làm đất, gieo trồng, chăm sóc, bón phân. Phát hiện và sử dụng an toàn, hiệu quả thuốc BVTV. Quản lý sâu bệnh hại theo nguyên tắc IPM, mở sổ ghi chép nhật ký đồng ruộng, thông tin về thị trường, xúc tiến thương mại…

“Trước nay, việc sử dụng phân bón, nhận biết sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ sâu bệnh của nông dân, nhất là nông dân ở huyện miền núi còn nhiều hạn chế. Nhưng nhờ nông dân, nhất là bà con đồng bào dân tộc tham gia mô hình ham học hỏi những kiến thức kỹ thuật mới áp dụng vào thực tiễn, nên mô hình “Ứng dụng công nghệ cao sản xuất thâm canh cây kiệu theo hướng VietGAP có sử dụng hệ thống tưới bán tự động” tại 2 thôn Định Quang và Định Trường thuộc xã Vĩnh Quang đạt hiệu quả khả quan.

Thêm vào đó, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông thường xuyên kiểm tra nhắc nhở, hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời nên nông dân khắc chế được căn bệnh “nan y” của cây kiệu là bệnh thối gốc”, ông Đỗ Minh Quang cho hay.

Nông dân xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) ngày càng đa dạng hóa cây trồng để nâng cao thu nhập. Ảnh: Lê Khánh.

Nông dân xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) ngày càng đa dạng hóa cây trồng để nâng cao thu nhập. Ảnh: Lê Khánh.

Hiệu quả kinh tế cao

Không ngờ vùng đất trước đây trồng mía cho hiệu quả rất kém mà nay cây kiệu phát triển rất tốt. Kiệu trong mô hình được tưới bằng hệ thống tưới bán tự động được lắp đặt với chi phí ban đầu là 45 triệu đồng/ha, khấu hao trong 10 năm. Trong khi chi phí cho hệ thống tưới rãnh theo kiểu truyền thống chỉ có 5 triệu đồng/ha, cũng khấu hao 10 năm.

Tuy nhiên, tưới bằng hệ thống bán tự động, nông dân tiết kiệm được công tưới và chi phí tiền điện mỗi năm trên 8,3 triệu đồng/ha. Hiệu quả của việc áp dụng hệ thống tưới bán tự động giúp nông dân tiết kiệm nước trên cây kiệu đã góp phần giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất cho nông dân.

Hơn nữa, khi cây kiệu được đầu tư thâm canh hợp lý, canh tác theo quy trình kỹ thuật sẽ sinh trưởng rất tốt, phát triển thân lá và củ to hơn. Do đó, năng suất củ tươi ước đạt 5,6 tấn/ha, tương đương 280kg/sào (500m2), cao hơn ngoài mô hình 0,2 tấn/ha.

Theo tính toán của ông Đỗ Minh Quang, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Khuyến nông Bình Định, tổng thu ruộng kiệu trong mô hình đạt hơn 232 triệu đồng/ha, cao hơn ruộng kiệu ngoài mô hình trên 16,3 triệu đồng/ha. Lợi nhuận ruộng kiệu trong mô hình đạt hơn 123,2 triệu đồng/ha, tương đương hơn 6,1 đồng/sào, cao hơn ruộng kiệu ngoài mô hình trên 2,1 triệu đồng/ha.

“Việc xây dựng mô hình thâm canh cây kiệu tại 2 thôn Định Quang và Định Trường thuộc xã Vĩnh Quang là hướng đi phù hợp với tình hình thực tế sản xuất của người dân địa phương. Mô hình này được nhân rộng sẽ làm gia tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần ổn định sản xuất để hướng tới xây dựng vùng chuyên canh cây kiệu theo VietGAP tại địa phương.

Việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về hệ thống tưới bán tự động, sử dụng giống, cách bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại, kỹ thuật canh tác theo quy trình VietGAP đã cho thấy hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức cho bà con đồng bào dân tộc trong sản xuất nông nghiệp”, ông Đỗ Minh Quang khẳng định.

Đề nghị UBND huyện Vĩnh Thạnh chỉ đạo Phòng NN-PTNT và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện xây dựng mô hình nhân rộng trên những địa bàn lân cận, nhằm từng bước hình thành vùng chuyên canh kiệu gắn với ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chứng nhận an toàn cho sản phẩm kiệu trong thời gian đến.

“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ bám sát chủ trương và định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp; các chương trình, đề án trọng điểm của ngành để đề xuất các nội dung khuyến nông phục vụ trực tiếp cho các chương trình, đề án đó. Lập kế hoạch khuyến nông từ 3-5 năm để tập trung nguồn lực thực hiện các chương trình trọng điểm, phát triển các sản phẩm hàng hóa chủ lực có lợi thế và có thị trường tiêu thụ của từng vùng, từng địa phương". Ông Đỗ Minh Quang, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Khuyến nông Bình Định.

bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến nông Bình Định, lựa chọn, tuyên truyền và trình diễn các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ có tính  ưu việt, nổi trội, phù hợp với điều kiện sinh thái, kinh tế, xã hội của từng địa phương, có khả năng nhân rộng trong thực tiễn, không chạy theo phong trào.

Tập trung xây dựng các mô hình gắn với chủ trương, đề án của tỉnh, như: Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm, mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mô hình ứng dụng công nghệ cao và mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp hiệu quả và bền vững và đặc biệt chú tâm đến các địa bàn miền núi.

Trước hiệu quả của mô hình “Ứng dụng công nghệ cao sản xuất thâm canh cây kiệu theo hướng VietGAP có sử dụng hệ thống tưới bán tự động” tại 2 thôn Định Quang và Định Trường, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đề nghị UBND xã Vĩnh Quang tranh thủ các nguồn kinh phí hỗ trợ của các Chương trình khuyến nông, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới để đầu tư, hỗ trợ nhằm duy trì và phát triển vùng sản xuất kiệu theo hương hàng hóa gắn liên kết chuỗi.

Xem thêm
Thường vụ Quốc hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cò đã trắng trên miền cát mặn

Một bầy cò trắng tranh nhau dầm những đôi chân khẳng khiu trong hồ nước hiếm hoi giữa miền cát trắng. Nghe tiếng động, chúng nháo nhác bay lên, sải những đôi cánh trắng muốt...