| Hotline: 0983.970.780

Đồng bào Raglai liên kết trồng chuối già Nam Mỹ hữu cơ

Thứ Năm 27/05/2021 , 15:15 (GMT+7)

Nằm trọn trên núi Tà Rục là một nông trại sinh thái vườn rừng chuyên trồng chuối già Nam Mỹ tiêu chuẩn hữu cơ Mỹ (USDA) có diện tích lớn nhất Việt Nam.

Nông trại trồng chuối già Nam Mỹ nằm ở núi Tà Rục, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa). Ảnh: KS.

Nông trại trồng chuối già Nam Mỹ nằm ở núi Tà Rục, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa). Ảnh: KS.

Nông trại chuối già Nam Mỹ này của Công ty TNHH Nông Nghiệp Sinh Thái Việt Arieco được thành lập vào năm 2017 với trên 130ha đất rừng sản xuất được hợp tác với 138 hộ đồng bào dân tộc thiểu số Raglai, ở thôn Văn Sơn, xã Cam Phước Tây, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

Đến nay, nông trại đã phát triển 25ha trồng chuối già Nam Mỹ hữu cơ đan xen dưới tán rừng. Dự kiến diện tích chuối sẽ tăng lên 60ha vào tháng 11/2021.

Theo Công ty TNHH Nông Nghiệp Sinh Thái Việt Arieco, để sản xuất chuối đạt tiêu chuẩn hữu cơ đòi hỏi quy trình rất khắt khe. Trong đó nguồn đất phải hoàn toàn sạch, chưa từng qua canh tác. Bên cạnh đó, nguồn nước cũng phải trong lành và tinh khiết được nông trại dẫn từ đầu nguồn trên núi (cao 700m so với mặt nước biển) về khu canh tác.

Nông trại sản xuất chuối theo tiêu chuẩn hữu cơ tạo công ăn việc làm cho rất nhiều con em đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương. Ảnh: KS.

Nông trại sản xuất chuối theo tiêu chuẩn hữu cơ tạo công ăn việc làm cho rất nhiều con em đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương. Ảnh: KS.

Trong quá trình canh tác, để đạt tiêu chuẩn hữu cơ USDA nông trại phải tuân thủ theo nguyên tắc “5 không”. Đó là không sử dụng phân hóa học; không sử dụng thuốc hóa học, thuốc diệt cỏ; không chất kích thích sinh trưởng; không sử dụng hạt giống, cây con biến đổi gen.

Tuy nhiên, để cây chuối phát triển khỏe mạnh, suốt quá trình sinh trưởng và phát triển ngoài việc duy trì độ mùn của đất bằng việc canh tác không cày xới đất, trồng cây họ đậu phủ đất và để cỏ và cây bụi mọc tự nhiên thì hàng năm vẫn cần bổ sung  thêm dinh dưỡng.

Do đó, nông trại đã có các kỹ sư nghiên cứu, sản xuất các loại phân hữu cơ như phân trùn quế, ruồi lính đen và phân xanh từ cây họ đậu (cây muồng, cây tảo nhơn); thân, lá chuối và các phụ phế phẩm trong quá trình sơ chế chuối.

Bên cạnh đó, để phòng trừ sâu bệnh hại, nông trại Arieco Farm duy trì và tái lập sự cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên để thu hút các loai thiên địch có ích như: chim, kiến vàng, bọ rùa... Hơn nữa, nông trại có đội chăm sóc thường xuyên đi kiểm tra và kịp thời xử lí bằng các phương pháp như dùng túi nilon bảo vệ buồng chuối, sử dụng máy thổi rầy, phun chitosan chiết xuất từ vỏ tôm nhằm tạo lớp màng bảo vệ vỏ chuối tránh bị nấm mốc.

Mỗi cấy chuối trồng đều được đánh dấu theo số thứ tự, ngày trổ buồng, khu trồng giúp nông trại dễ quản lý, theo dõi và thu hoạch. Ảnh: KS.

Mỗi cấy chuối trồng đều được đánh dấu theo số thứ tự, ngày trổ buồng, khu trồng giúp nông trại dễ quản lý, theo dõi và thu hoạch. Ảnh: KS.

Anh Nguyễn Hữu Sơn, quản lý nông trại Arieco, cho biết: Trung bình 1 ha chúng tôi trồng từ 2.000-2.300 cây chuối. Từ khi trồng đến thu hoạch chuối kéo dài từ 9 đến 10 tháng. Chúng tôi trồng chuối trồng dưới tán rừng giữ nguyên hiện trạng thảm thực vật, đồng thời thực hiện sáng kiến cứ mỗi ha chuối được trồng mới, nông trại sẽ trồng thêm 1 ha rừng nhằm chống biến đổi khi hậu. Mỗi cây chuối trồng tại trang trại đều được đánh dấu ngày trổ buồng, khu và số thứ tự cây. Điều này giúp nông trại quản lý, chăm sóc và thu hoạch thuận lợi.

Anh Nguyễn Hữu Sơn cho biết thêm, chuối sau khi thu hoạch sẽ được đưa về khu sơ chế. Sau đó, chuối được ra từng nhánh nhỏ cho vào bể muối để rửa, rồi tiếp tục nhúng vào dung dịch chitosan chiết xuất từ vỏ tôm nhằm tạo lớp màng bảo vệ vỏ chuối tránh bị nấm mốc.

Tiếp đến những nhánh chuối được vớt lên để khô ráo, quấn màng bọc parafilm, giúp chống oxi xâm nhập vào quả chuối. Sau đó chuối sẽ được phân loại thành các size nhỏ, vừa và lớn. Công đoạn cuối là dán nhãn tem mang thương hiệu Arieco, rồi được công nhân đóng gói vào thùng. Sau đó, chuối sẽ được đưa vào phòng lạnh giấm ở nhiệt độ 18 độ C bằng máy tạo khí ethylen trong thời gian 3 ngày.

Chuối sau khi thu hoạch được rã nhánh rồi ngâm trong nước muối nhằm diệt khuẩn. Ảnh: MH.

Chuối sau khi thu hoạch được rã nhánh rồi ngâm trong nước muối nhằm diệt khuẩn. Ảnh: MH.

“Bước đầu chuối già Nam Mỹ hữu cơ Arieco được tiêu thụ tại siêu thị Co.opmart Nha Trang, chuỗi siêu thị Go! (Big C cũ), các siêu thị mini, cửa hàng nông sản sạch tại Nha Trang và TP. HCM với sản lượng trung bình 20 tấn/tháng. Dự kiến trong thời gian tới, khi diện tích chuối hữu cơ mở rộng, trang trại sẽ mở rộng tiêu thụ tại nhiều siêu thị trên toàn quốc để đáp ứng người tiêu dùng với sản lượng ước tính trên 90 tấn/ tháng”, anh Sơn chia sẻ.

Được biết, hiện nông trại tạo công ăn việc làm cho khoảng 60 lao động, trong đó 36 lao động thường xuyên với mức thu nhập từ 6-10 triệu đồng/người với đa số là con em đồng bào dân tộc thiểu số Raglai.

Theo anh Sơn, ban ngày nhiệt độ ở nông trại khoảng 32 độ C và ban đêm khoảng 20 độ C. Do nhiệt độ chênh lệch ngày đêm lớn nên cây chuối Arieco sinh trưởng chậm hơn, từ đó giúp cho trái chuối tích lũy nhiều tinh bột hơn nên khi chuối chín sẽ dẻo, ruột vàng và ngọt hơn so với cây chuối già Nam Mỹ cùng loại trồng ở đồng bằng.

Xem thêm
Nuôi đuông cọ '1 vốn 9 lời'

PHÚ THỌ Vốn chỉ được tìm thấy bên trong thân cây cọ nhưng hiện nay, đuông cọ đã được người dân nhân giống, phát triển thành mô hình chăn nuôi mới, hiệu quả cao.

Tuân thủ phác đồ điều trị bệnh trên tôm hùm

KHÁNH HÒA Người nuôi cần tuân thủ điều trị bệnh cho tôm hùm theo đúng phác đồ đã được cơ quan nhà nước công nhận và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Vùng khó Kông Chro phát triển mạnh cây ăn quả đặc sản

GIA LAI Mạnh dạn chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang cây ăn quả đặc sản, nhiều hộ dân huyện Kông Chro đã nâng cao thu nhập gấp 2 - 3 lần trước đây.

C-Farm hái quả ngọt từ công nghệ tiên tiến

BÌNH DƯƠNG Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cam, quýt và chiến lược thương mại điện tử bài bản, C-Farm đã tạo ra sản phẩm chất lượng và kênh tiêu thụ hiệu quả.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm