Trong đó, sản phẩm hồng không hạt của Bắc Kạn đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý từ năm 2010, trở thành cây ăn quả đặc sản có thương hiệu. Sản phẩm quýt Bắc Kạn đã chứng nhận Chỉ dẫn địa lý vào năm 2012. Năm 2015, sản phẩm quýt Bắc Kạn tiếp tục đạt danh hiệu “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam” do Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức.
Một số loại cây cho thu nhập cao, ổn định và phát triển thêm trong vài năm trở lại đây là cây: mơ vàng (638 hecta) được trồng chủ yếu ở các huyện Chợ Mới, Tp. Bắc Kạn và Bạch Thông; cây chuối tây (1.345 hecta) được trồng chủ yếu tại Ba Bẻ, Chợ Mới, Pác Nặm và Tp. Bắc Kạn.
Ngoài ra, tỉnh Bắc Kạn còn có một số cây ăn quả đặc trưng của vùng núi cao như: Lê, dẻ, đào, mận... Các loại cây trồng này trước đây chủ yếu được trồng để phục vụ nhu cầu gia đình nhưng những năm trở lại đây, nhận thấy giá trị kinh tế của loại cây ăn quả này, bà con đồng bao dân tộc thiểu số đã mở rộng diện tích theo hướng hàng hóa, đặc biệt là cây lê và cây dẻ.