| Hotline: 0983.970.780

Lãi tiền tỷ từ mơ và chanh tứ mùa VietGAP

Thứ Hai 31/05/2021 , 10:30 (GMT+7)

Áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, anh Hoàng Văn Hiền ở thôn Nam Đội Thân, xã Nông Thượng, TP. Bắc Kạn thu lãi hơn 1,2 tỷ/năm nhờ mơ và chanh tứ mùa.

Khởi nghiệp từ quả mơ

Năm 1990, nhận thấy khu vực quanh thị xã Bắc Kạn (nay là TP. Bắc Kạn) người dân trồng nhiều cây mơ, vợ chồng anh Hoàng Vă Hiền và chị Tống Thị Hồng đã mạnh dạn thu mua quả mơ của bà con để bán về các chợ ở Hà Đông (tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội), Hà Nội và Hải Phòng.

Cũng thời gian này, thấy quả mơ cho lãi cao, nên anh chị cũng mạnh dạn trồng 2ha với 500 gốc mơ. Từ năm 2003, anh chị làm ăn với Công ty CP Hồng Lam (Hà Nội), mỗi năm bán quả mơ tươi cho đơn vị này khoảng 500 tấn và duy trì từ đó đến nay.

Anh Hiền kể: Ngày trước bán thô (quả tươi) là chính, nhưng hiện nay đi sâu vào sơ chế các sản phẩm mơ không hạt và có hạt, ngâm đường hoặc ngâm muối. Năm 2020 bán ra thị trường được hơn 230 tấn quả mơ tươi, 60 tấn quả mơ khô (làm từ hơn 200 tấn quả tươi). Doanh thu được từ việc bán mơ đạt hơn 7 tỷ đồng, thu lãi khoảng hơn 10% (tương đương với hơn 700 triệu đồng).

Cơ sở sản xuất quả mơ của anh Hiền hiện nay tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 16 lao động tại địa phương, với thu nhập trung bình từ 5 - 6 triệu đồng/tháng.

Anh Hoàng Văn Hiền (bên trái) giới thiệu về sản phẩm quả mơ sấy khô. Ảnh: Toán Nguyễn.

Anh Hoàng Văn Hiền (bên trái) giới thiệu về sản phẩm quả mơ sấy khô. Ảnh: Toán Nguyễn.

Áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất

Ngoài việc đi sâu vào sơ chế quả mơ, vợ chồng anh Hiền và chị Hồng còn trực tiếp canh tác nhiều diện tích cây trồng theo hướng chuẩn VietGAP. Cụ thể có: 2ha cây mơ, 2ha cây chanh tứ mùa, 3ha cây quế và 1ha cây bưởi. Trong đó, cây mơ đã cho thu hoạch từ nhiều năm nay, cây chanh cũng có sản phẩm được 2 vụ, còn 2 loại cây bưởi và quế thì là vụ đầu tiên. Năm 2020, gia đình anh Hiền đã thu được 50 tấn chanh tứ mùa, với doanh thu khoảng 1 tỷ đồng, trừ chi phí chăm sóc và thu hoạch đã cho lãi lên đến 500 triệu đồng.

Theo kinh nghiệm của anh Hiền, để cây trồng có năng suất cao phải biết áp dụng đúng theo khoa học, kỹ thuật. Ngay từ lúc trồng cây cũng phải phải theo hàng, theo lối và khoảng cách đảm bảo tiêu chuẩn, hố trồng cây phải được đào đúng quy định và lót phân trước khi trồng để đảm bảo cây phát triển tốt đến khi trưởng thành.

Khi chăm sóc cây toàn bộ được sử dụng bằng phân hữu cơ để duy trì chất màu trong đất cho cây sinh trưởng tốt, quả chất lượng cao. Tuyệt đối không lạm dụng phân, thuốc và chế phẩm hóa học cho cây để tránh gây hại về sau.

Anh Hiền chia sẻ thêm: Thật sự là rất công phu và phải đầu tư rất nhiều cây cối trong vườn mới được như vậy. Các chi phí từ công chăm sóc (làm phân, bón phân, làm cỏ, tỉa cành, bọc quả,…) cho tới thu hoạch là rất nhiều, lên tới hơn 500 triệu đồng, nên việc cho thu lãi từ 2ha chanh tứ mùa mỗi năm hơn 500 triệu là chuyện bình thường.

Chỉ với 2 hecta chanh tứ mùa, năm 2020 Cơ sở Hồng Hiền đã hoạch được khoảng 50 tấn quả. Ảnh: Toán Nguyễn.

Chỉ với 2 hecta chanh tứ mùa, năm 2020 Cơ sở Hồng Hiền đã hoạch được khoảng 50 tấn quả. Ảnh: Toán Nguyễn.

Tổng doanh thu của gia đình Hiền trong những năm gần đây từ việc buôn bán và chế biến quả mơ, cho tới thu hoạch các loại cây trồng là mơ, chanh tứ mùa, quế,… lên tới gần hơn 8 tỷ đồng, thu lãi khoảng hơn 1,2 tỷ đồng mỗi năm. Đây là con số ấn tượng đối với một gia đình nông dân không chỉ là ở miền núi như Bắc Kạn, mà còn là niềm mơ ước của đại đa số những người nông dân và người buôn bán trên đất nước Việt Nam.

Ông Phạm Văn Thịnh, Phó trưởng Phòng Kinh tế TP. Bắc Kạn thông tin, Bắc Kạn không có nhiều mô hình như Cơ sở Hồng Hiền (Cơ sở lấy theo tên chồng là Hoàng Văn Hiền và và vợ là Tống Thị Hồng), cho thu nhập cao từ việc kết hợp giữ trồng cây, chế biến và buôn bán. Riêng cây mơ của gia đình anh Hiền được định hướng xây dựng thành mơ VietGAP, hiện tại đã đạt vì canh tác khoa học, áp dụng các biện pháp chăm sóc hữu cơ. Cây trồng cho năng suất cao, chất lượng thịt quả rất dày.

Cơ sở Hồng Hiền đang xin đăng ký thành lập HTX để mở rộng quy mô kinh tế, đồng thời đơn vị này đã đăng ký sản phẩm OCOP mơ muối (đã đạt tiêu chuẩn) và hướng tới là chế biến sâu, nâng cao giá trị quả mơ Bắc Kạn.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm