| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc cây cà phê trong mùa khô ở Tây Nguyên: Bón phân thế nào cho hiệu quả?

Thứ Hai 08/01/2024 , 06:57 (GMT+7)

Cà phê cũng như nhiều loại cây ăn quả, cây trồng lâu năm khác cần được bón phân để phục hồi vườn cây sau một thời kỳ mang quả, nuôi quả và cho thu hoạch.

Như đã nêu ở kỳ trước, cà phê được thu hoạch khi đã bước vào mùa khô, sau khi thu hoạch xong còn phải cho cây cà phê tiếp tục chịu hạn để phân hóa mầm hoa nên không bón phân sau khi thu hoạch mà đến khi đã cắt tỉa cành xong, cây đã phân hóa mầm hoa đầy đủ mới tưới nước để cây nở hoa và phân được bón cùng với việc tưới nước trong mùa khô.

Chăm sóc cà phê trong mùa khô ở Tây Nguyên là rất quan trọng giúp tăng năng suất, chất lượng cà phê.

Chăm sóc cà phê trong mùa khô ở Tây Nguyên là rất quan trọng giúp tăng năng suất, chất lượng cà phê.

Thời kỳ bón

Thông thường vườn cà phê sẽ được bón phân vào đợt tưới nước thứ hai. Lúc này đất không quá khô hạn như đợt tưới đầu.

Nhờ có đợt tưới nước thứ nhất, bộ rễ cây cà phê được kích thích hoạt động mạnh trở lại sau một thời gian dài hoạt động chậm để trải qua kỳ khô hạn, do vậy sẽ hấp thu phân bón hiệu quả hơn.

Tuy vậy trong các trường hợp mà vườn cà phê bị suy kiệt sau một vụ mùa bội thu hoặc do bón phân không đủ trong vụ mùa trước thì nên bón phân trong cả đợt tưới thứ nhất và thứ hai. Trong đợt tưới thứ nhất chỉ bón một lượng ít, chủ yếu vẫn tập trung trong đợt tưới hai.

Loại phân bón

Trong điều kiện độ ẩm hạn chế vào mùa khô, các loại phân bón được sử dụng trong thời kỳ này là các loại phân dễ hòa tan và có hàm lượng các chất dễ tiêu cao để cây có thể hấp thu nhanh chóng, dễ dàng.

Về tỷ lệ NPK trong giai đoạn này cây cần đạm nhiều hơn lân và kali. Đạm luôn là yếu tố dinh dưỡng phục hồi cây tốt sau một vụ thu hoạch.

Loại phân chuyên dùng Đầu Trâu Mùa khô đã được công ty phân bón Bình Điền sản xuất hơn 10 năm nay và đã được người nông dân trồng cà phê ưa thích, sử dụng rộng rãi.

Đầu Trâu Mùa Khô cho cà phê có công thức là 20-5-6 13S TE. Đây là loại phân tan nhanh, có hàm lượng N, P205 và  K20 phù hợp để để bón trong giai đoạn mùa khô.

Ngoài hàm lượng N cao (20%), cây cũng cần lân để phát triển mạnh bộ rễ sau một thời gian chịu hạn. Trong phân Đầu Trâu Mùa Khô, lân ở dạng dễ tiêu sẽ giúp cây cà phê hút lân thuận lợi hơn trong điều kiện độ ẩm hạn chế, từ đó kích thích sự phát triển của bộ rễ trong mùa khô.

Cây cũng cần một ít kali trong giai đoạn mùa khô, yếu tố dinh dưỡng kali trong thời gian này có tác dụng giúp cây cà phê chống hạn. Vào giai đoạn này, kali chưa cần nhiều cho sự tăng trưởng trái và nhân cà phê nên chưa cần bón các loại phân NPK có tỷ lệ kali cao.

Ngoài NPK, phân còn có thành phần lưu huỳnh và trung vi lượng cần thiết cho cây cà phê. Phân Đầu Trâu Mùa Khô chuyên dùng cho cà phê được Công ty CP Phân bón Bình Điền cải tiến theo thời gian bằng các các loại vi lượng cao cấp hơn các chất vi lượng dạng khoáng trước đây, ví dụ như Smart Zinc được thay cho Sulphat kẽm thông thường.

Các hoạt chất hạn chế sự thất thoát dinh dưỡng qua bốc hơi, cố định, rửa trôi cũng đã được nghiên cứu để phối trộn thêm vào phân bón làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

Phân bón Đầu Trâu mùa khô giúp cây trồng cho năng suất, chất lượng cao.

Phân bón Đầu Trâu mùa khô giúp cây trồng cho năng suất, chất lượng cao.

Lượng phân bón

Bón phân Đầu Trâu Mùa Khô 20-5-6 13S-TE vào đợt nước tưới thứ hai với lượng bón từ 300-500g/cây. Tuy vậy đối với những vườn cây bị kiệt sức sau thu hoạch, thì trong đợt nước tưới đầu tiên cũng nên bón một lượng nhỏ chừng 100-150g /cây để vườn cây chóng phục hồi.

Đợt tưới thứ  hai sẽ bón lượng phân 300-400g/cây. Như vậy tổng lượng phân bón trong mùa khô vào khoảng 300- 600g/cây, bón từ 1-2 đợt tùy sức khỏe vưởn cây.

Phương pháp bón

- Những vườn cà phê áp dụng tưới phun mưa thì rải đều phân trên mặt đất, chiếu theo tán cà phê rồi tưới, phân sẽ ngấm đều vào lớp đất mặt tập trung rễ hút của cây.

- Những vườn áp dụng tưới gốc thì nên tưới ẩm bồn với khoảng 2/3 định lượng nước tưới cho một gốc, bón phân vào bồn, quanh tán cà phê, tưới lại cho đủ lượng nước để phân ngấm vào tầng đất mặt có nhiều rễ hút.

Không nên rắc sẳn phân vào bồn rồi tưới một lượng nước lớn 400-500 lít vào bồn vì khả năng thất thoát dinh dưỡng do phân bị hòa tan và trực di xuống các tầng đất sâu ít rễ hút hơn có thể xảy ra, làm giảm hiệu quả phân bón.

Xem thêm
Bệnh thối đen hoa lan và cách phòng trị

Hoa lan là cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao và thu hoạch quanh năm, tuy nhiên rất hay bị bệnh nhất là bệnh thối đen gây thiệt hại lớn cho nhà nông...

Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị về thuế khô dầu đậu tương

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi vừa cùng gửi văn bản nêu những vướng mắc về mã số hàng hóa của mặt hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?