| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc thanh long trong bối cảnh giá bán bất lợi

Thứ Năm 27/08/2020 , 07:29 (GMT+7)

Gần đây, nhà vườn Bình Thuận hụt hẫng với sự lao dốc mạnh của giá thanh long. Vì vậy bón phân cho cây này thế nào đang được nhà vườn hết sức quan tâm.

Những năm gần đây, sự thăng trầm theo thời giá thanh long của nhà vườn Bình Thuận diễn ra thường xuyên, khó đoán, như sự thay đổi bất thường của biến đổi thời tiết vậy. Song song đó là tình trạng dịch bệnh trên cây thanh long khó kiểm soát, khiến không ít nhà vườn đã bỏ mặc, không chăm sóc vườn. Vì vậy, tại một số nơi, vườn cây suy tàn rất nhanh.

Phân bón Đầu Trâu chuyên dùng cho thanh long của Phân bón Bình Điền. Ảnh: Phan Nam.

Phân bón Đầu Trâu chuyên dùng cho thanh long của Phân bón Bình Điền. Ảnh: Phan Nam.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, thực tế, so với những cây trồng khác, nhìn chung, thanh long vẫn là cây mang về lợi nhuận cao hơn cả cho người nông dân Bình Thuận. Đây cũng là lí do chính để đa phần bà con vẫn quyết định duy trì, gắn bó, đầu tư, chăm sóc vườn thanh long để thu lợi lâu dài. Tăng cường hữu cơ, chọn dùng các dòng phân uy tín, với thành phần NPK phù hợp, và bón theo đúng quy trình khuyến cáo là cách làm đã và đang được bà con áp dụng. Điều này vừa giúp tiết giảm tối đa chi phí đầu vào, vừa giúp vườn thanh long khỏe, năng suất ổn định và kháng dịch bệnh tốt.

Ngoài ra, hiện nay, cách canh tác của phần đông nhà vườn Bình Thuận là để cây ra trái quanh năm. Trên cùng một trụ, cùng thời điểm sẽ tồn tại nhiều giai đoạn trái và hoa. Việc chọn các dòng phân bón phù hợp với tỉ lệ NPK cân đối, có bổ sung trung, vi lượng như NPK Đầu Trâu 20-20-15+TE được nhiều bà con sử dụng và cho hiệu quả rất tốt.

Đánh giá về tình hình bất lợi của thời tiết và dịch bệnh ảnh hưởng giá bán của thanh long hiện nay, các nhà khoa học khuyến cáo nhà vườn canh tác nên duy trì chăm sóc thanh long theo hướng bền vững, chú trọng chăm sóc bộ rễ khỏe cho cây. Từ đó sẽ giúp cây hấp thu dinh dưỡng tối đa, tăng khả năng đề kháng, cây sẽ chống chịu tốt với thời tiết bất lợi và dịch bệnh. Nên tăng cường phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh cho cây. Bón 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa, với liều lượng 20–30 kg phân chuồng hoai + 1 kg Super lân/trụ.

Nếu không chủ động được nguồn phân chuồng có thể thay thế phân chuồng bằng các loại phân hữu cơ hữu cơ chế biến với liều lượng hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất. Áp dụng các giải pháp tưới nhỏ giọt cũng giải pháp, giúp nhà vườn tăng hiệu quả sản xuất, tiết kiệm nước và nhân công lao động.

Với phân khoáng, các nhà khoa học khuyến cáo, bà con chú ý bón theo năng suất cây. Cụ thể, đối với thanh long ra hoa tự nhiên.

- Sau khi thu hoạch đến trước khi ra hoa, ngoài bón phân hữu cơ phải bổ sung 1,6 – 2kg Đầu Trâu NPK 20-20-15+TE/trụ, giúp cho cây mau hồi phục, phân hóa mầm hoa sớm, hoa to. Lượng phân trên được chia ra bón làm 4 lần, cụ thể như sau:

  * Lần 1 khoảng tháng 10: Sau khi thu hoạch, tiến hành cắt cành tạo tán, bón 15- 20 kg phân chuồng hoai hoặc 2-5 kg hữu cơ sinh học Organic No1 Đầu Trâu + 400-500 gram Đầu Trâu NPK 20-20-15+TE/trụ. Phun phân bón lá Đầu Trâu 007 từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.

  * Lần 2 khoảng tháng 12: Bón 400-500 gram Đầu Trâu NPK 20-20-15+TE/trụ.

  * Lần 3 khoảng tháng 2: Bón 400-500 gram Đầu Trâu NPK 20-20-15+TE/trụ.

  * Lần 4 khoảng tháng 4: Bón 400-500 gram Đầu Trâu NPK 20-20-15+TE/trụ. Sau khi bón phân lần thứ 4 phun phân bón lá Đầu Trâu 007 phun 2-3 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày, giúp cho cây ra hoa tốt.

- Giai đoạn nuôi trái, khi cây cho trái ổn định bón 1,2-1,6 kg phân Đầu Trâu Thanh Long/trụ, chia ra làm 4 lần bón, mỗi tháng/lần. Lượng bón cụ thể như sau:

  * Lần 5: Sau khi thụ phấn 3-5 ngày phun phân bón lá Đầu Trâu 009 từ 1-2 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. Kết hợp phân bón gốc, bón 300-400 gram Đầu Trâu Thanh Long/trụ, sau khi đậu trái 7-10 ngày.

  * Từ lần thứ 6 đến lần thứ 8, mỗi tháng/lần: Bón 300-400 gram Đầu Trâu Thanh Long/trụ, phun phân bón lá Đầu Trầu 009 từ 1-2 lần, cách nhau 7-10 ngày/ lần. Phun phân bón lá Đầu Trâu lần cuối trước khi thu hoạch 10-15 ngày.

Đối với việc tỉa hoa, tỉa quả và neo quả, theo các nhà khoa học, mỗi cành chỉ nên để 2 trái, khoảng cách giữa 2 trái trên cành nên để cách nhau tối thiểu 20 cm. Thanh Long đã tỉa nụ thì không cần phải tỉa quả. Phương pháp neo quả, thường được áp dụng trong các vụ có giá bán thấp.

Xem thêm
Số chồi hữu hiệu trên cây lúa quyết định đến năng suất của vụ mùa

ĐBSCL Số lượng chồi hữu hiệu trên đồng lúa là yếu tố quyết định năng suất của vụ mùa, nếu chồi hữu hiệu đạt 500 - 600 chồi/m2 sẽ cho năng suất cao.

Bệnh virus hại tiêu và cách phòng trị

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu làm giảm năng suất, chất lượng thậm chí khiến tiêu bị chết hàng loạt rất nguy hiểm...

Áp dụng khẩu phần đạm thô thấp mang hiệu quả kép cho chăn nuôi lợn

Giảm tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn đem lại tác động đa lợi ích, vùa hướng tới giảm phát thải khí nhà kính vựa hạ giá thành chăn nuôi.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?