| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc trẻ mắc bệnh chân tay miệng thế nào?

Thứ Bảy 20/10/2018 , 15:05 (GMT+7)

Bộ Y tế cảnh báo, dịch tay chân miệng tiếp tục có xu hướng gia tăng. Đến nay trên cả nước đã có 53.529 trường hợp bị tay chân miệng với 6 ca tử vong.

Bệnh có xu hướng gia tăng

Theo Cục Y tế dự phòng, 9 tháng đầu năm cả nước ghi nhận 53.529 trường hợp bị tay chân miệng tại 63 tỉnh thành, trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và 6 ca tử vong tại 5 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. So với cùng kỳ 2017, số nhiễm bệnh cả nước giảm 25,3%, số trường hợp nhập viện giảm 20,1%; tuy nhiên tại một số tỉnh, thành phố ghi nhận số nhiễm bệnh tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Hà Nội. Đặc biệt với sự quay trở lại của vi rút EV 71 khiến số trẻ biến chứng do tay chân miệng gia tăng.

chntymieng12193798
Ảnh minh họa

Cục Y tế dự phòng cũng dự báo, dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, học sinh tập trung vào năm học mới và hiện chưa có vắc xin phòng bệnh.

Đáng lo ngại bệnh thường gặp ở trẻ lứa tuổi mầm non, đăc biệt là trẻ 3 tuổi. Giải thích tình trạng này, PGS. TS Bùi Vũ Huy - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết: Bệnh chân tay miệng hay xảy ra ở lứa tuổi nhà trẻ, vấn đề này không chỉ xảy ra riêng Việt Nam mà gần như các nước trên thế giới. Bệnh này do một số loại vi rút gây nên và được lây truyền qua đường tiêu hoá.
 

Chăm sóc trẻ ra sao nếu mắc bệnh?

Mặc dù đến nay bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng bệnh vì thế công tác dự phòng, điều trị cực kỳ quan trọng nhưng trên thực tế vẫn có những quan niệm sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng. Ví dụ như việc như kiêng tắm rửa, kiêng ra gió cho trẻ, ủ quá ấm khi trẻ sốt, tự ý truyền dịch... Theo PGS Huy đây là quan niệm hết sức sai lầm. Bởi “không phải riêng bệnh tay chân miệng mà bệnh nào cũng vậy ta phải thực hiện vệ sinh đầy đủ cho các cháu để hạn chế biến chứng. Ví dụ, vệ sinh răng miệng, tắm cho các cháu. Tuy nhiên, thời gian nên rút ngắn lại và dùng nước ấm để các cháu tránh bị nhiễm lạnh. Ngoài ra, cũng cần phải chú ý cho các cháu ăn uống đầy đủ để các cháu có sức khoẻ, không nên kiêng khem để các cháu đủ sức đề kháng để chống lại bệnh tật".

Đặc biệt, nhiều gia đình chủ quan khi thấy con không sốt, bị thể nhẹ đã không cách ly trẻ mà vẫn đưa trẻ đến trường, cách làm này cũng vô tình khiến cho bệnh lây lan mạnh hơn. PGS TS Bùi Vũ Huy nhấn mạnh, bệnh do vi rút gây nên, lây theo đường tiêu hoá, vì vậy rất dễ lây trong nội bộ gia đình cũng như trong các nhà trẻ. Để phòng lây lan thì cần cả gia đình cùng thực hiện vệ sinh như rửa tay thường xuyên, đối với các cháu nhỏ mỗi lần đi vệ sinh phải quản lý phân đúng chỗ, cho vào bồn và xả ngay (tốt nhất là có thêm chất khử khuẩn). Thực hiện ăn bát đũa riêng. Nếu có điều kiện thì ở riêng buồng là tốt nhất. Nhưng vẫn chú ý trong vấn đề vệ sinh ăn uống.

“Về nguyên tắc khi đưa trẻ bị ốm thì chúng ta cố gắng không được thay đổi chế độ ăn thậm chí phải ăn tăng thêm để các cháu có sức khoẻ chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, trên thực tế khi các cháu ốm thường lười ăn hơn đặc biệt là tay chân miệng các cháu có loét miệng nên càng không chịu ăn. Trong tình huống này chị nên đưa cháu đi khám để có hướng dẫn chăm sóc miệng và chế độ ăn cho các cháu nên chế biến lỏng, dễ tiêu, ăn nhiều bữa và lưu ý chọn đồ ăn phù hợp với ý thích của trẻ nhưng đủ chất dinh dưỡng”. PGS Bùi Vũ Huy nhấn mạnh.

Cho rằng, con cái là tài sản vô giá của các cặp vợ chồng, không có bất cứ tài sản nào giá trị hơn, vì thế, PGS Bùi Huy Vũ khuyến cáo “bố mẹ dành thời gian để chăm sóc các cháu chóng khỏi bệnh không nên tham công tiếc việc. Tôi cũng nghĩ rằng không ai chăm sóc con tốt bằng người mẹ. Và tôi cũng nghĩ rằng nếu được mẹ chăm sóc các cháu sẽ khoẻ nhanh, chịu ăn hơn, chóng hồi phục bệnh và sẽ ít biến chứng hơn”.

(Kiến thức gia đình số 42)

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.