| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi an toàn sinh học giảm thiểu nguy cơ dịch tả lợn châu Phi

Thứ Ba 21/06/2022 , 14:07 (GMT+7)

Bên cạnh việc sử dụng vacxin, chăn nuôi an toàn sinh học là biện pháp hữu hiệu để đối phó với nguy cơ từ dịch tả lợn châu Phi với ngành chăn nuôi.

Hội thảo khởi động mô hình thí điểm về chăn nuôi an toàn sinh học và kiểm soát dịch tả lợn châu Phi diễn ra tại Bộ NN-PTNT. Ảnh: Tùng Đinh.

Hội thảo khởi động mô hình thí điểm về chăn nuôi an toàn sinh học và kiểm soát dịch tả lợn châu Phi diễn ra tại Bộ NN-PTNT. Ảnh: Tùng Đinh.

Sáng 21/6, Hội thảo khởi động mô hình thí điểm về chăn nuôi an toàn sinh học và kiểm soát dịch tả lợn châu Phi diễn ra tại Bộ NN-PTNT với sự tham gia của Cục Chăn nuôi, Vụ Hợp tác quốc tế và IFC (Tập đoàn Tài chính Quốc tế, thành viên Ngân hàng Thế giới – World Bank).

Phát biểu tại hội thảo, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, đơn vị đang rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và các tổ chức quốc tế cho việc xây dựng, phát triển mạnh các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học để phòng chống các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi.

“Qua hội thảo này, chúng tôi muốn chia sẻ thông tin về chương trình phát triển chăn nuôi an toàn sinh học phòng dịch tả lợn châu Phi với các cơ quan, đơn vị trong và ngoại Bộ NN-PTNT, các doanh nghiệp và người chăn nuôi. Từ đó, tì ra một số giải pháp, kế hoạch triển khai tối ưu giúp ngành chăn nuôi hạn chế được dịch tả lợn châu Phi, phát triển bền vững và hiệu quả trong thời gian tới”, ông Dương Tất Thắng chia sẻ.

Chủ trì hội thảo cho biết, thoả thuận hợp tác (MOU) về Hỗ trợ kỹ thuật phòng chống dịch tả lợn châu Phi được ký kết giữa Bộ NN-PTNT và IFC vào tháng 12/2021. Ảnh: Tùng Đinh.

Chủ trì hội thảo cho biết, thoả thuận hợp tác (MOU) về Hỗ trợ kỹ thuật phòng chống dịch tả lợn châu Phi được ký kết giữa Bộ NN-PTNT và IFC vào tháng 12/2021. Ảnh: Tùng Đinh.

Liên quan lĩnh vực này, ông Vũ Thanh Liêm, Vụ phó Vụ Hợp tác quốc tế cho biết, tháng 12/2021, Thoả thuận hợp tác (MOU) về Hỗ trợ kỹ thuật phòng chống dịch tả lợn châu Phi được ký kết giữa Bộ NN-PTNT và IFC.

Rất nhanh sau đó, hai bên phối hợp triển khai thành lập tổ công tác kỹ thuật, kế hoạch hành động chi tiết cho Chương trình xây dựng mô hình thí điểm về chăn nuôi an toàn sinh học nhằm kiểm soát dịch tả lợn châu Phi.

Nhiệm vụ của chương trình là xây dựng mô hình thí điểm về chăn nuôi an toàn sinh học nhằm kiểm soát dịch tả lợn châu Phi áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế của OIE.

“Hội thảo hôm nay sẽ giới thiệu về dự án, các quy định và điều kiện của chăn nuôi an toàn sinh học, cách thức giám sát và kiểm soát dịch tả lợn châu Phi và các điều kiện và lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia dự án”, ông Vũ Thanh Liêm cho biết thêm.

Bà Rana Karadshed Giám đốc phụ trách Nông nghiệp, Sản Xuất, và Dịch vụ Khu vực châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ bằng hình thức trực tuyến. Ảnh: Tùng Đinh.

Bà Rana Karadshed Giám đốc phụ trách Nông nghiệp, Sản Xuất, và Dịch vụ Khu vực châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ bằng hình thức trực tuyến. Ảnh: Tùng Đinh.

Về phía IFC, bà Rana Karadshed Giám đốc phụ trách Nông nghiệp, Sản xuất, và Dịch vụ Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho rằng, Thoả thuận hợp tác (MOU) về Hỗ trợ kỹ thuật phòng chống dịch tả lợn châu Phi được ký kết giữa Bộ NN-PTNT và IFC đã đóng góp đáng kể về năng lực sản xuất thịt lợn của Việt Nam theo hướng bền vững hơn và chuẩn bị tốt hơn cho diễn biến của dịch bệnh trong tương lai.

“Sự hợp tác này đã có kết quả bao gồm việc đánh giá dịch tễ học trong ngành chăn nuôi lợn, phân tích nguy cơ, tóm tắt các quy luật an toàn sinh học và dịch bệnh trên lợn cũng như xây dựng chiến lược cấp cao, kế hoạch hoạt động và vấn đề thực hiện. Các nhóm tư vấn kỹ thuật sẽ đóng vai trò chính trong việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch tả lợn châu Phi và các dịch bệnh khác trong chăn nuôi lợn”, Đại diện IFC chia sẻ.

Bà Rana Karadshed cho biết thêm, dịch tả lợn châu Phi đã và đang gây ra sự tàn phá nặng nề đối với ngành công nghiệp thịt lợn thương mại trên toàn cầu. Do đó, việc Việt Nam vừa công bố vacxin dịch tả lợn châu Phi là bước đột phá trong lĩnh vực thú y và được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao.

Tuy nhiên, để khống chế dịch bệnh nguy hiểm này thì vẫn tập trung vào an toàn sinh học và thực hành chăn nuôi tốt để phát triển bền vững, kiểm soát dịch bệnh và giảm chi phí trong bối cảnh giá vật tư đầu vào trong nông nghiệp đang ở mức cao.

Việc khởi động chương trình xây dựng mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học phòng dịch tả lợn châu Phi thể hiện một bước tiến nhưng đầy thách thức nhằm đảm bảo Việt Nam dẫn đầu khu vực vè phục hồi sau cuộc khủng hoảng dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi theo đúng các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận.

“Hợp tác công tư không thể có sự thành công nếu không có sự nhất trí tham gia mạnh mẽ từ Chính phủ và các doanh nghiệp tham gia. Vì vậy, sự tham gia của các đại biểu, doanh nghiệp là minh chứng cho cam kết việc chung tay với Chính phủ để chống lại dịch tả lợn châu Phi và đảm bảo người chăn nuôi nhận ra tiềm năng của dự án”, bà Rana Karadshed nhấn mạnh.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Quy trình vận hành liên hồ chứa và lưu vực sông cần phải đồng bộ

Việc vận hành đơn lẻ các hồ chứa, lưu vực sông sẽ ảnh hưởng đến quy trình vận hành liên hồ, do vậy cần sớm đồng bộ quy trình vận hành toàn lưu vực.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.