| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi, thủy sản tiếp tục chớp thời cơ

Thứ Năm 14/02/2019 , 09:15 (GMT+7)

Trao đổi với NNVN, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá: Năm 2019, ngành Chăn nuôi và Thủy sản có nhiều thách thức nhưng cơ hội vẫn mở ra vô cùng lớn, cần chớp thời cơ, tái cơ cấu sản xuất để tiếp bước đà tăng trưởng.

15-05-35_t3
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, hiện giá trị ngành chăn nuôi đạt khoảng 265 ngàn tỷ, bằng trên 5% GDP. Ngành thủy sản khoảng 230 ngàn tỷ, chiếm khoảng 4% GDP. Như vậy hai lĩnh vực này đã chiếm trên 9% GDP của cả nước. Năm 2018, SX thủy sản đạt 7,75 triệu tấn, tăng 6,1%, trong đó khai thác 3,36 triệu tấn, nuôi trồng đạt 4,15 triệu tấn. XK thủy sản đạt 9,02 tỷ USD. Chăn nuôi tăng trưởng 5,6%, trong đó lợn tăng 2,7% với 28,1 triệu con; gia cầm 409 triệu con; bò 5,6 triệu con. XK chăn nuôi đạt khoảng 700 triệu USD, đặc biệt đã XK được thịt gà sang thị trường khó tính bậc nhất là Nhật Bản.

Chăn nuôi và thủy sản còn nhiều cơ hội tăng trưởng mạnh dù đối mặt nhiều thách thức. Thủy sản, trong 2019 này cần phải gỡ được thẻ vàng của EU, đẩy mạnh nuôi trồng đặc biệt là nuôi biển. Nước ta có trên 3.260km bờ biển, 1 triệu km2 mặt nước biển; 1.055 hồ chứa lớn diện tích mặt nước trên 5ha/hồ; 115 dòng sông lớn đổ ra biển, tất cả cho thấy dư địa nuôi trồng thủy sản vô cùng lớn.

2019 còn là năm bắt đầu triển khai Luật thủy sản vào cuộc sống, trong đó có việc giao mặt nước biển, tập trung các DN lớn vào nuôi trồng thủy sản, ưu tiên nuôi biển, đảm bảo chuỗi khép kín, đảm bảo an ninh quốc phòng. Về nuôi biển, các nước xung quanh ta, thế giới thực hiện rất tốt, công nghệ rất cao, chủ động từ con giống, phương thức nuôi, lồng, hậu cần nghề cá, chế biến.

Bước vào 2019, Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo một số nội dung trọng tâm đối với thủy sản và chăn nuôi:

Triển khai hội nghị toàn quốc về phát triển cá tra. Cá tra năm qua XK kỷ lục, đạt 2,26 tỷ USD, tăng tới 26,3%. Công nghệ, năng suất cá tra của chúng ta ở tầm nhất thế giới, nhiều DN có tầm quản trị quốc tế nên chúng ta tự tin đủ sức cạnh tranh và phát triển ngành hàng này.

11-15-41-nh-le-hong-vu-211121359440
Thu hoạch cá tra ở ĐBSCL

Sau cá tra là hội nghị về tôm. Sản lượng tôm nuôi của chúng ta đã đạt trên 800 ngàn tấn và tới đây phải đẩy lên đạt 850 ngàn tấn. Vừa qua con tôm nuôi Bạc Liêu đã đạt chứng nhận của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), là bước rất quan trọng để tôm Việt Nam vững tin vào các thị trường khó tính nhất.

Bước tiếp theo là tổ chức hội nghị toàn quốc về khai thác thủy sản bền vững, đặt quyết tâm gỡ thẻ vàng, tuân thủ đánh bắt hợp pháp.

Về chăn nuôi, năm 2019 phải hoàn thiện được 7 thông tư, 2 nghị định, đồng thời tổng kết chiến lược, tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

Chăn nuôi năm qua có bước tăng trưởng mạnh, nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ: Thứ nhất chăn nuôi vẫn nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi rất cao nguy cơ ô nhiễm lớn, các loại dịch bệnh đe dọa đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi từ Trung Quốc (theo FAO, 25/32 tỉnh nước bạn đã có dịch bệnh nguy hiểm này với 104 ổ dịch, 950 ngàn con lợn đã phải tiêu hủy), trong khi dịp Tết lượng khách du lịch cũng như hàng hóa thực phẩm qua lại rất lớn, nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao. Đến nay không thấy xuất hiện dịch tai xanh, cúm gia cầm nhưng lở mồm long móng vẫn đang tiếp tục xảy ra (phát hiện có ở 7 tỉnh) buộc chúng ta phải quyết tâm cao hơn, nỗ lực hơn trong phòng chống dịch bệnh.

Tiếp tục nâng sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi. Trước hết con giống phải chuẩn. Ví dụ giống lợn thế giới đã đạt mức 30 - 32 con giống/nái/năm thì ta mới đạt 25 - 26 con/nái/năm. Về chất lượng giống, các nền chăn nuôi tiên tiến họ tạo giống lợn tỷ lệ nạc 62%, còn ta mới đạt 58%; tốc độ tăng trưởng của họ là 870 g/con/ngày, thì mình mới đạt trên 800 g/con/ngày. Có giống tốt để đạt năng suất, chất lượng thịt, đồng thời quản lý chặt nguồn dinh dưỡng thức ăn, từ đó mới đi đến hạ giá thành sản phẩm. Thúc đẩy xây dựng các chuỗi liên kết, như của các tập đoàn Dabaco, CP, Deheus, GreenFeed…

Một trang trại nuôi heo hiện đại

Điều lưu ý, để phát triển bền vững buộc phải có một hệ thống quản lý thú y tốt. Năm 2018 ngành thú y làm được 3 việc lớn cần biểu dương: Đó là lần đầu tiên tạo ra vacxin LMLM; hai là xây dựng được mô hình nuôi tôm sạch bệnh đạt theo tiêu chí của OIE tại Bạc Liêu; ba là thịt gà được xuất khẩu đi Nhật Bản.

Ngay mùng 3 tết, trực tiếp Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đến chúc tết Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương, chỉ đạo toàn ngành thú y ra quân phòng chống dịch bệnh.

Năm nay, chỉ tiêu mà Thủ tướng Chính phủ giao ngành NN-PTNT rất cao, trong đó riêng XK đạt 43 tỷ USD, nên ngay những ngày đầu năm toàn ngành đã ra quân xốc dậy tinh thần làm việc. Chỉ tiêu giao cao, nhưng ngành NN-PTNT, đứng đầu là Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, người có kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất, bản lĩnh, trí tuệ, cùng quyết tâm toàn ngành, các doanh nghiệp đồng hành cùng bà con nông dân, tin tưởng sẽ hoàn thành những mục tiêu đề ra.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Cargill tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu ngành chăn nuôi Việt Nam

Gần 30 năm gắn bó với Việt Nam, Cargill luôn khẳng định vị thế dẫn đầu về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi...

Hà Nội công bố bảng giá đất mới, cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định 71 sửa đổi, bổ sung Quyết định 30 về quy định và bảng giá đất trên địa bàn thành phố.