| Hotline: 0983.970.780

Châu Âu loay hoay chống Covid-19: Hoài nghi về các biện pháp chống nCoV của Đức

Thứ Tư 18/03/2020 , 08:55 (GMT+7)

Trường học đóng cửa, sự kiện thể thao bị đình chỉ, hoạt động tập trung đông người bị hủy, Đức cũng áp dụng kiểm soát biên giới với 5 nước châu Âu.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng những biện pháp ngăn chặn này là chưa đủ để kiềm chế nCoV.

Hết email này tới email khác gửi đến hòm thư của bạn. Đầu tiên là từ cấp trên ở cơ quan, thông báo hủy tất cả các cuộc họp trong vài tuần tới. Tiếp đó là từ một nhà tổ chức hòa nhạc, thông báo rằng nghệ sĩ bạn yêu thích sẽ hủy buổi biểu diễn vào cuối tuần. Rồi cha mẹ liên lạc, hủy chuyến thăm các cháu. Tất cả đều là những biện pháp phòng ngừa để ngăn dịch Covid-19.

Câu chuyên trên hiện tại trở nên quen thuộc với rất nhiều người dân Đức. Cuộc sống công cộng tại quốc gia này, như nhiều phần khác của châu Âu, đang dần chậm lại và dừng hẳn. Những đội bóng trong giải Bundesliga ban đầu thi đấu trên những sân vận động không có khán giả rồi sau đó các trận đấu cũng bị hoãn. Các sân chơi không một bóng người. Những chuyến tàu điện bất ngờ rộng rãi. Các quán cà phê công sở bỗng nhiên vắng tanh.

Hầu hết các bang của Đức đã ra lệnh đóng cửa trường học. Thị trưởng Berlin thông báo tất cả các quán bar phải ngừng hoạt động. Chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi nhà hàng và rạp chiếu phim đóng cửa, như những gì Italy, ổ dịch Covid-19 lớn nhất châu Âu, đã làm.

“Chúng tôi nhận thức rõ rằng ở giai đoạn dịch bệnh hiện nay, chúng ta phải cắt đứt mọi liên hệ xã hội nếu muốn giữ số người nhiễm ở mức thấp nhất có thể”, Patrick Larscheid, quan chức y tế quận Reinickendorf, Berlin, nói.

Ông kêu gọi chính quyền Berlin thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn nhằm ngăn chặn dịch bệnh, khẳng định những hoạt động công cộng cần được giới hạn tối đa nhằm bảo vệ người dân.

Theo Larscheid, biện pháp hủy các sự kiện tập trung đông hơn 1.000 người là chưa đủ mạnh tay. Mọi địa điểm tập trung đông người đều phải ngừng hoạt động. “Nếu không, chúng ta sẽ không thể kiểm soát nổi dịch bệnh”, ông nói. Giao lưu xã hội, một nhu cầu thiết yếu của con người, giờ đây được coi như mối đe dọa.

Tại Italy, ổ dịch Covid-19 lớn nhất châu Âu và thứ nhì thế giới, nhịp sống xã hội đang ngưng đọng hoàn toàn sau các biện pháp quyết liệt của chính phủ. Đức dường như sắp chạm chân tới kịch bản này.

Ngày 3/3, khi nhà virus học Alexander Kekulé kêu gọi người dân không ra khỏi nhà trong vòng hai tuần nhằm ngăn chặn dịch bệnh ở giai đoạn đầu bằng cách làm gián đoạn chuỗi lây nhiễm, ông đã nhận về không ít tiếng chê cười.

Karl-Josef Laumann, lãnh đạo cơ quan y tế tỉnh Bắc Rhine-Westphalia, tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19, lúc bấy giờ đáp lại bằng cách khuyên các chính trị gia không nên thực hiện những biện pháp “không phù hợp có thể kích động hỗn loạn”.

Vài ngày sau, cách Heinsberg, thành phố ghi nhận nhiều ca nhiễm nCoV nhất tại Đức, khoảng 40 km, hai đội bóng Borussia Mönchengladbach và Borussia Dortmund đối đầu trong một trận đấu với hơn 50.000 khán giả.

Chỉ trong vài ngày, tình thế đã thay đổi hoàn toàn và các sự kiện thể thao có khán giả trở thành điều không tưởng.

Ngày 11/3, cũng tại Mönchengladbach, trận đấu bóng đá không khán giả đầu tiên diễn ra. Trong khi đó, giải khúc côn cầu quốc gia Đức phải cắt ngắn mùa giải. Thậm chí giải Bundesliga cũng ngừng các trận đấu cho tới thông báo tiếp theo.

Những ngày này, những người đi xem phim ở Đức có xu hướng chọn những ghế ngồi không có ai xung quanh. Số khác chọn cách ở nhà, từ bỏ sở thích xem phim lâu nay. Trường học đóng cửa và bang Baden-Württemberg đã hoãn kỳ học mùa hè. Các sự kiện văn hóa cũng như vô số hội chợ cùng chung số phận. Đời sống công cộng chuyển động chậm chạp.

Hối cuối tháng Hai, lượng hành khách tại sân bay Frankfurt đã giảm 14,5%. Ngành taxi báo cáo sụt giảm doanh thu lên tới 40%. Để đi xe buýt ở Berlin, người dân chỉ được phép lên xe ở cửa sau để không lây bệnh cho tài xế. Nhân viên vệ sinh phải làm việc tăng ca bởi các chuyến tàu đường dài bây giờ phải được làm sạch sau mỗi hai tiếng thay vì 4 tiếng như trước đây. Tất cả cửa lên xuống tàu, giá đỡ và tay vịn đều được tẩy trùng cẩn thận thường xuyên.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đổ lỗi cho một số quốc gia vì chưa nỗ lực đủ để ngăn chặn dịch Covid-19.

“Chúng tôi quan ngại sâu sắc rằng nhiều quốc gia hiện nay chưa tiếp cận mối đe dọa này với mức độ cam kết chính trị cần thiết nhằm kiểm soát nó”, ông nói.

Không rõ ông đề cập tới quốc gia nào nhưng nhiều khả năng Đức nằm trong số đó, theo DW.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.