1. Chạy thận là gì?
Chạy thận hay thẩm tách máu (Dialysis) là cách điều trị phổ biến nhất hiện nay cho nhóm người thận bị giảm từ 85 đến 90% chức năng vốn có. Nó có tác dụng giảm lượng nước dư, độc tố, muối, và các chất thải khác tích tụ và giữ lại một số chất như bicarbonate, natri, kali trong máu ở ngưỡng an toàn.
Chạy thận nhân tạo còn có tác dụng giúp cân bằng huyết áp. Có thể chạy thận trong bệnh viện, tại trung tâm thẩm tách, hoặc tại gia. Nếu thận bị hỏng hoàn toàn, có thể phải chạy thận suốt đời. Chạy thận không chữa được bệnh thận nhưng là cách tốt nhất để duy trì sức khoẻ, tuy nhiên, nếu được ghép thận thì không phải chạy thận nữa.
2. Có mấy kiểu chạy thận?
Có hai kiểu chạy thận là thẩm tách máu (Haemodialysis dialysis) gọi ngắn là HD hay lọc cầu tay hay chạy thận nhân tạo bằng máy, tần suất vài lần mỗi tuần. Hai, thẩm phân phúc mạc (Peritoneal dialysis) hay PD qua màng bụng. Chạy thận nhân tạo HD sử dụng một máy thẩm tách máu có kích thước bằng một chiếc máy rửa bát. Ở phương pháp sau, làm sạch máu ngay bên trong cơ thể người bệnh, chất lỏng được gọi là dialysate đưa vào trong bụng. Trung bình, cứ 30 phút một lần, bơm dịch vào ổ bụng rồi hút dịch thải ra bằng máy.
3. Điều cần làm trước khi chạy thận?
Trước khi chạy thận, bác sĩ sẽ làm phẫu thuật nhỏ, mổ cầu tay nối động mạch quay với tĩnh mạch quay để tạo áp lực ở tay để lấy máu ra lọc. Máu bệnh nhân chảy vào những ống dẫn của máy lọc thận. Máu sẽ tiếp xúc với chất dịch do máy sản xuất qua một màng nhân tạo. Sau lọc hết chất độc, máu được đưa trở lại cho bệnh nhân. Mỗi lần chạy thận kéo dài 4-5 giờ, nếu suy thận mạn, phải lọc máu 3 lần mỗi tuần. Đối với phương pháp chạy thận PD, bác sĩ cũng sẽ làm phẫu thuật nhỏ, sẽ đặt một ống thông (thường là ống nhựa mềm) vào bụng người bệnh để đưa chất lọc dialysate vào và ra khỏi cơ thể.
4. Những rủi ro về chạy thận?
Đầu tiên phải kể đến rủi ro mang tên Hội chứng sử dụng lần đầu (FUSS), tức phản ứng nghiêm trọng khi chạy thận, kèm theo các triệu chứng như hắt hơi, thở khò khè, thở dốc, đau lưng, đau ngực, nặng có thể tử vong. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào khi điều trị lần đầu thì nên cho bác sĩ biết ngay, vì FUS là hội chứng rất nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong đột ngột khó lường.
Một nguy cơ lớn khác là phát sinh tình trạng cục máu đông. Nếu điều này xảy ra, bác sĩ cần phải loại bỏ cục máu đông, không được ngủ gối đầu tay, có thể làm tăng rủi ro tắc nghẽn, nhiễm trùng. Ngoài ra, còn một số sự cố khác như tụt huyết áp, đặc biệt là ở nhóm mắc người tiểu đường, đi kèm với khó thở, đau bụng, chuột rút cơ bắp...
Thiếu máu, không có đủ tế bào máu đỏ trong dòng máu, mắc bệnh về xương do thận bị hư hỏng không sử dụng vitamin D để hấp thụ canxi hiệu quả. Tình trạng quá tải chất lỏng, viêm màng bao quanh tim hay còn gọi là viêm màng ngoài tim. Sự cố nhiễm trùng, ở nơi mà máu rút ra để lọc và đưa trở lại cơ thể người bệnh cũng thường gặp, nhất là ở thủ thuật thẩm tách phúc mạc, được chuyên môn gọi là viêm phúc mạc. Ngoài ra, còn có các rủi ro khác như buồn nôn hoặc chóng mặt nhưng những tác dụng phụ này giảm đi theo thời gian.
5. Chạy thận nhân tạo sống được bao lâu?
Theo Quỹ Thậm quốc gia MỸ (NKF) thời gian sống của người chạy thận cũng khác nhau, điều này phụ thuộc vào thể lực, giai đoạn mắc bệnh chế độ dinh dưỡng, chăm sóc... Trung bình, nếu lọc máu định kỳ sẽ sống được từ 5 đến 10 năm. Cũng có nhiều trường hợp có thể kéo dài từ 20 đến 30 năm.
Ngoài ra, để duy trì hiệu quả chạy thận, giảm số lần chạy thận, và nâng cao sức khoẻ, bệnh nhân cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, duy trì cuộc sống vận động vừa phải, dành ra thời gian để nghỉ ngơi, sống lạc quan, giảm căng thẳng, nếu còn làm việc thì nên chọn công việc phù hợp sức khoẻ.