| Hotline: 0983.970.780

Mẹo hay đánh bay khô miệng ngay tại nhà

Thứ Sáu 14/02/2025 , 16:44 (GMT+7)

Uống đủ nước, nhai kẹo cao su, sử dụng thực phẩm quen thuộc, thở bằng mũi… là các mẹo đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả trong việc chữa khô miệng.

Khi bị khô miệng, bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn trong việc sinh hoạt như nhai, nuốt, nói chuyện (Ảnh minh họa).

Khi bị khô miệng, bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn trong việc sinh hoạt như nhai, nuốt, nói chuyện (Ảnh minh họa).

Nguyên nhân nào gây khô miệng?

Khô miệng xuất hiện chủ yếu do cơ thể giảm sản xuất nước bọt - yếu tố quan trọng giúp làm ẩm khoang miệng, cân bằng vi sinh vật ở miệng, hỗ trợ tiêu hóa... Khi tuyến nước bọt giảm hoạt động, bạn sẽ thấy khô miệng, rát miệng, lưỡi, hơi thở hôi do vi khuẩn phát triển mạnh, nếu kéo dài sẽ dẫn đến sâu răng, viêm lợi… Khô miệng có thể gây ra nhiều bất lợi sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Những nguyên nhân gây khô miệng bao gồm:

Dùng thuốc: Thuốc giãn cơ, giảm đau, kháng histamin... có thể gây tác dụng phụ làm khô miệng.

Tuổi tác: Người cao tuổi thường sử dụng nhiều loại thuốc, gây tổn thương tuyến nước bọt.

Điều trị ung thư: Hóa trị và xạ trị đối diện với vùng đầu, cổ có thể gây tác động tiêu cực đến tuyến nước bọt.

Thương tổn thần kinh: Chấn thương đầu, cổ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến nước bọt.

Sức khỏe tổng thể: Các bệnh như tiểu đường, Alzheimer hay rối loạn tự miễn có thể gây tình trạng khô miệng.

Thuốc lá, rượu bia: Các chất trong khói thuốc và đồ uống có cồn làm suy giảm hoạt động tuyến nước bọt.

Đảm bảo lượng nước cho cơ thể thì tình trạng khô miệng cũng sẽ thuyên giảm (Ảnh minh họa).

Đảm bảo lượng nước cho cơ thể thì tình trạng khô miệng cũng sẽ thuyên giảm (Ảnh minh họa).

Phòng ngừa và chữa khô miệng đơn giản

Để điều trị và phòng ngừa khô miệng, ngoài những cách bác sĩ và nha sĩ đề xuất, bạn có thể áp dụng các mẹo đơn giản để khắc phục đơn giản tại nhà như:

Uống nhiều nước: Khi đảm bảo lượng nước cho cơ thể, khoang miệng thì tình trạng khô miệng cũng sẽ thuyên giảm hẳn. Uống nước sau khi ăn còn giúp làm sạch khoang miệng, giảm hình thành mảng bám và sự phát triển của hại khuẩn tác động xấu đến răng miệng. Hãy đảm bảo uống mỗi ngày 2 lít nước.

Sử dụng một số thực phẩm quen thuộc: Một số thực phẩm như gừng, lô hội, cà phê, chanh,... có ưu điểm là độ an toàn cao, lành tính, có thể áp dụng nhiều đối tượng và thực hiện tại nhà có thể giảm nhẹ và ngăn ngừa khô miệng.

Nhai kẹo cao su không đường là một mẹo vặt chữa khô miệng hiệu quả (Ảnh minh họa).

Nhai kẹo cao su không đường là một mẹo vặt chữa khô miệng hiệu quả (Ảnh minh họa).

Nhai kẹo cao su không đường: Khi thực hiện các hoạt động nhai, nghiền thức ăn sẽ kích thích tiết nước bọt nhiều hơn. Nhai kẹo cao su không đường sẽ kích thích sản xuất nước bọt, giúp làm sạch các mảng bám trên răng, cân bằng độ pH trong khoang miệng, hạn chế hại khuẩn phát triển...

Dừng hút thuốc lá và uống rượu, bia: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thành phần trong khói thuốc lá và thức uống chứa cồn sẽ làm giảm hoạt động của tuyến nước bọt, từ đó làm tăng nguy cơ khô miệng. Vì vậy, nên kiêng các thức uống chứa caffeine, cồn như bia rượu, cà phê, trà đặc, nước có gas…

Tập chế biến các món ăn nhạt: Ăn nhiều món ăn với vị cay, ngọt, mặn là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khô miệng. Vì thế, hãy tập thói quen ăn nhạt và hạn chế sử dụng các loại gia vị trong chế biến món ăn

Vệ sinh răng miệng đúng cách cũng là mẹo giúp giảm tình trạng khô miệng (Ảnh minh họa).

Vệ sinh răng miệng đúng cách cũng là mẹo giúp giảm tình trạng khô miệng (Ảnh minh họa).

Vệ sinh răng miệng đúng cách: Thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng: Đánh răng từ 2 - 3 lần sau khi ngủ dậy và sau bữa ăn khoảng 30 phút. Dùng bàn chải có kích thước phù hợp. Dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch thức ăn thừa, mảng bám ở kẽ răng. Súc miệng với nước sạch sau khi ăn các món chứa nhiều dầu mỡ, gia vị và axit. Cần làm sạch lưỡi từ 2 - 3 lần/ tuần với dụng cụ chuyên dụng.

Ngừng thở bằng miệng: Việc thở bằng miệng quá lâu sẽ khiến lượng nước bọt trong khoang miệng bay hơi và dẫn đến khô miệng.

Dùng máy tạo độ ẩm: Thiết bị tạo độ ẩm hoạt động theo cơ chế tăng độ ẩm trong không khí. Nhờ đó làm giảm khô và khó chịu ở niêm mạc hô hấp, giảm khô miệng hiệu quả.

Xem thêm
5 nguyên nhân phổ biến gây ung thư vú

Nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh ung thư vú là sử dụng các liệu pháp thay thế hormone và thuốc tránh thai. Ngoài ra, thừa cân, béo phì cũng gia tăng xác suất mắc ung thư vú.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

Công dụng tuyệt vời khi bạn uống nước chanh gừng tươi đúng cách

Uống nước chanh gừng tươi đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe: Làm dịu chứng khó tiêu, giảm cảm giác buồn nôn, giảm nghẹt mũi,...

Bình luận mới nhất