| Hotline: 0983.970.780

Chè Tân Uyên xuất khẩu sang Trung Đông và Trung Quốc

Thứ Tư 13/03/2024 , 06:45 (GMT+7)

Chè Tân Uyên (Lai Châu) đã bắt đầu xâm nhập thị trường Trung Đông và Trung Quốc.

Người dân trồng chè ở Tân Uyên (Lai Châu) liên kết sản xuất với các doanh nghiệp, hợp tác xã ổn định đầu ra. Ảnh: Hải Đăng.

Người dân trồng chè ở Tân Uyên (Lai Châu) liên kết sản xuất với các doanh nghiệp, hợp tác xã ổn định đầu ra. Ảnh: Hải Đăng.

Tân Uyên được coi là thủ phủ cây chè của tỉnh Lai Châu, với diện tích trồng loại cây này đạt gần 3.400ha. Hai giống chè chủ đạo được trồng ở địa phương này là chè Kim Tuyên và Shan Tuyết. Đây cũng là những loại chè được thị trường ưa chuộng. Cây chè đã và đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân.

Ông Hả Văn Mon ở thôn Tát Xôm, xã Trung Đồng (huyện Tân Uyên, Lai Châu) cho biết, nhà ông trồng chè 7 - 8 năm nay, khoảng gần 1ha. "Nhà tôi mới cắt được khoảng 2 tấn chè. Cả năm thu nhập khoảng 50 - 60 triệu đồng. Số tiền này, nhà tôi dùng để tăng gia thêm, nuôi con trâu, con bò, gà, lợn... và cho các con ăn học", ông Mon nói.

Phát huy tiềm năng thế mạnh của cây chè, những năm qua, huyện Tân Uyên đã vận động bà con nông dân mở rộng diện tích cây chè. Đồng thời, chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn tăng cường đôn đốc, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc, đầu tư thâm canh để đạt năng suất cao.

Việc đầu tư máy móc giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chè thành phẩm. Ảnh: Hải Đăng.

Việc đầu tư máy móc giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chè thành phẩm. Ảnh: Hải Đăng.

Ông Nguyễn Xuân Cát, tổ dân phố 1, thị trấn Tân Uyên (huyện Tân Uyên, Lai Châu) cho hay, vùng đất Tây Bắc đồi núi chỗ cao, chỗ thấp nên làm cây nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhưng người dân đi sâu vào cây chè. Cây chè đã mang lại nguồn lợi kinh tế cho bà con nhân dân tốt hơn cây lúa và có thu nhập ổn định hằng năm.

"Nhà tôi có 2ha chè, nhưng một năm trừ chi phí và các khoản thì để ra được 70 - 100 triệu đồng/ha chè. Còn trồng 1ha lúa thì không được thế đâu. Ngoài trồng chè, chúng tôi còn trồng xen cây mắc ca, nên trên cùng một diện tích cho hiệu quả cao hơn", ông Nguyễn Xuân Cát nhấn mạnh.

Huyện Tân Uyên sở dĩ có được vùng nguyên liệu chè hàng nghìn ha là do bà con nông dân từ năm 1958 đã bắt đầu trồng những cây chè đầu tiên, rồi thành lập nên nông trường chè tại đây... Cây chè đã phát triển hàng chục năm và gắn cuộc sống của người dân. Cây chè hiện không chỉ được phát triển ở huyện Tân Uyên mà còn được trồng ở nhiều huyện khác của tỉnh Lai Châu.

Phút nghỉ ngơi của những nông dân trồng chè ở huyện Tân Uyên (Lai Châu). Ảnh: Hải Đăng.

Phút nghỉ ngơi của những nông dân trồng chè ở huyện Tân Uyên (Lai Châu). Ảnh: Hải Đăng.

Để đảm bảo đầu ra cho vùng nguyên liệu, huyện Tân Uyên cũng như tỉnh Lai Châu đã tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, số ít doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền máy móc kết nối bạn hàng, đưa chè Tân Uyên xuất khẩu.

Ông Đỗ Viết Trung, Công ty Cổ phần chè Tân Uyên (Lai Châu) cho biết, lợi thế của huyện Tân Uyên là vùng nguyên liệu sẵn có và dồi dào đặc biệt người nông dân có nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật trồng, chăm bón loại cây này.

Sản lượng chè lâu năm, được chăm sóc tốt của người dân Tân Uyên có thể 30 - 35 tấn chè búp tươi/ha/năm. Giá thu mua chè búp tươi của công ty hiện khoảng 7.000 đồng/kg. Công ty định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra để thu hút khách hàng ngoài nước.

Tại huyện Tân Uyên, một số đơn vị đầu tư dây chuyền máy móc để làm chè xuất khẩu. Ảnh: Hải Đăng.

Tại huyện Tân Uyên, một số đơn vị đầu tư dây chuyền máy móc để làm chè xuất khẩu. Ảnh: Hải Đăng.

"Từ việc kêu gọi xúc tiến thu hút đầu tư của Bộ NN-PTNT và tỉnh Lai Châu, công ty đầu tư nhà máy tại huyện Tân Uyên. Chúng tôi có kinh nghiệm nhiều năm trong sản xuất nông nghiệp đã chọn hướng xuất khẩu sản phẩm chè của bà con Tân Uyên sang thị trường Trung Đông và Trung Quốc. Các bạn hàng đánh giá sản lượng và chất chè của Lai Châu rất tốt. Khi sản phẩm đã xuất khẩu được sang nước bạn thì ổn định và bền vững. Qua 2 năm, nhiều đối tác nước ngoài đã tìm đến. Công ty chúng tôi cũng gắn truy xuất nguồn gốc trên sản phẩm. Dự kiến năm 2024, chúng tôi đạt 150 công hàng tương đương hơn 3.000 tấn", ông Đỗ Viết Trung nhấn mạnh.

Huyện Tân Uyên đang thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, đề án, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững theo hướng cơ cấu lại lĩnh vực, sản phẩm, các cây trồng có giá trị kinh tế cao thành vùng sản xuất tập trung theo quy hoạch, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Đối với sản phẩm chè Tân Uyên không chỉ được tiêu thụ trong nước mà hướng tới xuất khẩu. Hiện giá trị xuất khẩu mặt hàng này đạt 3,5 triệu USD. Qua đó, khẳng định giá trị cây chè của Tân Uyên đã từng bước được có chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm