| Hotline: 0983.970.780

Chiến lược TĂCN: CÀNG CHỜ CÀNG... MẤT HÚT!

Thứ Sáu 06/08/2010 , 08:00 (GMT+7)

Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam Lê Bá Lịch một lần nữa khẳng định - tuy có phần chua xót - rằng nguyên liệu chế biến TĂCN của Việt Nam vẫn cơ bản phụ thuộc vào NK.

Hôm qua 5/8, tại Hà Nội tập đoàn SHgroup phối hợp với Cục Chăn nuôi, Hiệp hội TĂCN Việt Nam tổ chức Hội nghị quốc tế về TĂCN và nguyên liệu TĂCN.

Quá phụ thuộc vào NK

Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam Lê Bá Lịch một lần nữa khẳng định- tuy có phần chua xót rằng, nguyên liệu chế biến TĂCN của Việt Nam vẫn cơ bản phụ thuộc vào NK. Ngô là nguyên liệu chính để sản xuất TĂCN dù Việt Nam có tiềm năng như thế mà đến nay chúng ta mới SX được 4,4 triệu tấn và chỉ có khoảng 2 triệu tấn được đưa vào chế biến TĂCN, tức là chỉ chiếm khoảng 40%. Trong khi đó cám cũng chỉ có 30%, sắn 20%, một số loại nguyên liệu khác như khô dầu, đậu tương…Việt Nam tự túc được chưa đến 10%. “Sản xuất TĂCN phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu NK là thực tế đã tồn tại nhiều năm nay. Vấn đề này chúng tôi đã nói rất nhiều nhưng xem ra nó vẫn dậm chân tại chỗ, dù không phải nhà nước không hiểu”- ông Lịch nói.

Như khẳng định thêm quan điểm của ông Lê Bá Lịch, GĐ Sở NN-PTNT Sơn La Hà Quyết Nghị cho biết, vùng trọng điểm ngô Sơn La năm 2010 này chỉ gieo trồng được gần 121 ngàn ha, giảm 2,3% so với năm 2009. Sản lượng đạt 48,6 vạn tấn, giảm 0,67 vạn tấn. Sơn La đang phải đối mặt với giảm diện tích, giảm năng suất ngô là do phần lớn ngô được trồng trên đất đồi có độ dốc cao, hiện tượng xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất gia tăng. Nguyên nhân căn bản là do người dân vẫn canh tác theo tập quán lạc hậu, quy hoạch, bảo quản quá kém. Cả tỉnh Sơn La mỗi vụ thu gần 50 vạn tấn ngô mà không có một NM chế biến. Lợi nhuận lớn từ ngô rơi vào tay người đi buôn. Giá TĂCN tăng lên là từ khâu này chứ không phải đâu khác.

Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Kim Giao thì cho rằng muốn đảm bảo sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi, việc cung cấp TĂCN, nguyên liệu TĂCN đảm bảo về số lượng, chất lượng, ổn định với giá cả hợp lý là yếu tố quyết định. Tuy nhiên, trao đổi với NNVN, một số chuyên gia và DN lại cho rằng chuyện cung ứng ổn định, giá cả hợp lý là điều không tưởng. Bởi trong hàng trăm NM TĂCN hiện nay thì chẳng có NM nào của "ông Nhà nước" mà do tư nhân nắm cả. Vậy Nhà nước chỉ đạo thông qua cái gì?

Còn "đổ bộ" mạnh hơn

Về mặt chính sách thì qua Hội nghị này những người có trách nhiệm trở nên quá lo lắng và bức xúc vì nhìn đâu cũng thấy lỗ hổng. Nhưng về mặt kinh doanh thì tại đây lại chứng kiến một sự “gặp gỡ” nhộn nhịp giữa các DNNK nguyên liệu của Việt Nam và DNXK của nước ngoài. Những ông “vua” XK đậu tương và ngô đến từ Ấn Độ và Hoa Kỳ đã trổ hết tài hùng biện của mình để lôi kéo các DN của Việt Nam dõi theo từng lời thuyết trình về nguồn nguyên liệu cực kỳ phong phú, hấp dẫn đến từ hai quốc gia này.

TS. Davis Jain, TGĐ Tập đoàn Prestige Group, một tập đoàn có truyền thống và danh tiếng hàng đầu của Ấn Độ về cung cấp đậu tương và khô đậu trên toàn cầu nói: Khu vực ĐNÁ và Việt Nam là một đối tác rất quan trọng của chúng tôi. Tất nhiên nó có những thăng trầm về giá cả nhưng chúng tôi mong muốn gắn bó bền chặt với các bạn. Ấn Độ có một nguồn đậu tương dồi dào và sản phẩm không phải từ biến đổi gen nên giá trị dinh dưỡng tốt hơn các loại đậu tương khác. Mỗi năm chúng tôi XK sang khu vực châu Á khoảng 5,4 triệu tấn khô đậu, trong đó Việt Nam 30%. "Phía Ấn Độ luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho XK nguyên liệu vào Việt Nam. Cách thức bán hàng, giao hàng là rất lý tưởng”- ông Jain “chào hàng” rất khéo.

Còn đại diện Hoa Kỳ - nước XK ngô lớn nhất vào Việt Nam, ông Justin Taylor, tùy viên nông nghiệp, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam thì khẳng định: Nước Mỹ tự hào vì là nước SX ngô đứng đầu thế giới do công nghệ sinh học đem lại. Việt Nam đã NK rất nhiều ngô của chúng tôi và hiện nay sản phẩm DDG cũng được các bạn rất quan tâm. 2 năm qua ngô được chuyển sang sản xuất Ethanol nhiều nhưng 1-2 năm nữa sẽ chững lại và ngô dùng để làm nguyên liệu TĂCN lại sẽ tăng...

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE sản xuất theo công nghệ mới

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE là sản xuất theo công nghệ mới, diệt trừ được nhiều loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác, rau mác, rau mương... rất an toàn.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm