| Hotline: 0983.970.780

'Chính ngạch hóa' xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Bốn giải pháp định hướng

Thứ Ba 17/09/2019 , 09:29 (GMT+7)

Đó là bố trí thời vụ để lệch vụ so với sản phẩm cùng loại tại Trung Quốc; đẩy mạnh vào khâu công nghệ bảo quản; tiếp tục tìm kiếm, mở rộng, đa dạng hóa thị trường và tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất.

16-33-27_3
Thanh long Việt Nam tập kết tại Khu mậu dịch tại cửa khẩu tại Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc).

Trước nhiều lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động SX và XK nông sản của Việt Nam do Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh SX nhiều mặt hàng mà Việt Nam XK rất lớn sang thị trường này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng: Việc Trung Quốc đẩy mạnh SX nhiều mặt hàng nông sản tại chỗ không có nghĩa là sẽ ảnh hưởng tới mức khiến Việt Nam không thể SX và XK được sản phẩm sang thị trường này nữa. Vấn đề quan trọng nhất là chúng ta phải thường xuyên theo dõi chặt chẽ để tổ chức SX làm sao để không xảy ra tình trạng dư thừa sản phẩm. Theo đó, cần tập trung cho 4 nhóm giải pháp.

Một là trong SX, phải bố trí thời vụ để lệch vụ so với sản phẩm cùng loại tại Trung Quốc. Đơn cử như đối với thanh long, Trung Quốc chỉ có thể có lợi thế SX trước tháng 11 hàng năm, còn từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau thì không có điều kiện tốt do thời tiết quá lạnh giá. Đây là giai đoạn mà Việt Nam cần tận dụng lợi thế để đẩy mạnh SX và XK do các tỉnh phía Nam nước ta vẫn nắng ấm, rất thuận lợi để SX thanh long.

Hai là đẩy mạnh vào khâu công nghệ bảo quản, đặc biệt là khâu chế biến sâu nhằm kéo dài thời vụ thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm thông qua chế biến, phục vụ cho đa dạng nhu cầu tiêu dùng thay vì chỉ có tiêu thụ tươi, qua đó cũng hạn chế tình trạng sản phẩm thu hoạch tới đâu phải bán tới đó nhằm giảm áp lực lên thị trường...

Ba là tiếp tục tìm kiếm, mở rộng, đa dạng hóa các thị trường XK, không chỉ nhăm nhăm vào mỗi thị trường Trung Quốc. Ví dụ đối với XK lúa gạo năm 2019 là một điển hình nhằm tránh phụ thuộc vào một thị trường.

Cụ thể nếu như mỗi năm, chúng ta XK trung bình lên tới 2 triệu tấn gạo sang thị trường Trung Quốc, thì từ đầu năm đến nay, mới chỉ XK được 600 - 700 nghìn tấn, giảm tới 67% so với cùng kỳ năm 2018. Nhận định trước được tình hình khó khăn này, chúng ta đã chủ động mở cửa, tìm kiếm các thị trường XK thay thế khác.

Ngành nông nghiệp đã chủ động sớm phối hợp với các DN, hiệp hội, các địa phương và nông dân đã nhanh chóng gắn với việc chuyển đổi cơ cấu sang SX các giống lúa chất lượng cao, giá trị XK cao... Nhờ đó XK gạo tổng thể cả nước đến nay vẫn rất tốt.

Giải pháp thứ tư, đó là tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào SX nhằm nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh và đặc biệt là đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, phục vụ cho đa dạng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Ví dụ đối với cá tra, hiện nay Việt Nam đang hướng vào đa dạng chủng loại, có loại tăng trọng nhanh, có loại cho ra thịt trắng, có loại tỉ lệ nạc cao...

Đồng tình với nhận định này, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh dẫn chứng: Năm 2018, kim ngạch XK nông sản của Trung Quốc chỉ khoảng 79 tỉ USD, nhưng họ phải NK lên tới 137 tỉ USD (nhập siêu trên 50 tỉ USD).

Vì vậy, kim ngạch XK nông sản hiện nay của Việt Nam sang Trung Quốc còn hết sức nhỏ bé so với tổng quy mô NK nông sản của nước này.

Trong đó, một số mặt hàng nông sản mà Việt Nam xem là đã XK chủ lực sang Trung Quốc như thanh long, song trên thực tế mặt hàng này vẫn chưa thâm nhập sâu vào được thị trường nội địa cũng như các đô thị của Trung Quốc, và tiềm năng XK vì thế vẫn còn rất mênh mông. Vấn đề chính đầu tiên, đó là chúng ta phải đáp ứng được các yêu cầu để được phép XK chính ngạch sản phẩm sang thị trường Trung Quốc.

“Mặc dù XK rau quả trong 8 tháng đầu năm sang thị trường Trung Quốc có giảm, tuy nhiên riêng 8 loại trái cây đã được phép XK chính ngạch sang Trung Quốc thì vẫn tăng tới 30%. Điều này cho thấy tiềm năng thị trường còn vô cùng lớn nếu sản phẩm đáp ứng được yêu cầu để XK chính ngạch sang thị trường Trung Quốc”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường bổ sung.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2024 là một năm thành công đối với ngành cà phê Việt Nam khi kim ngạch xuất khẩu đạt 5,48 tỷ USD nhờ giá tăng mạnh.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Dabaco đạt lợi nhuận trước thuế 857 tỷ đồng

Công ty Cổ phẩn Tập đoàn Dabaco Việt Nam cho biết, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Tập đoàn năm 2024 ước đạt 857 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm.

Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh quy hoạch cải tạo chung cư cũ quận Hai Bà Trưng

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu quận Hai Bà Trưng đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn quận.