| Hotline: 0983.970.780

Chính quyền Thừa Thiên- Huế có bất lực trước trang trại nuôi lợn gây ô nhiễm

Thứ Năm 30/12/2021 , 14:41 (GMT+7)

Lực lượng chức năng vào cuộc kiểm tra hiện trạng và lấy mẫu phân tích tại trang trại nuôi hơn 1.700 con lợn của Công ty Bảo Nguyên tại huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế.

Ngày 30/12, ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó Chi cục Bảo vệ Môi trường (BVMT) - Sở Tài nguyên Môi trường Thừa Thiên- Huế cho biết, đơn vị này vừa phối hợp với UBND huyện Phú Vang tiến hành kiểm tra đối với trang trại lợn của Công ty Cổ phần Liên doanh vật liệu xây dựng Bảo Nguyên (Công ty Bảo Nguyên) ở xã Phú Gia, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế . 

Khu trang trại nuôi lợn của công ty Bảo Nguyên ở xã Phú Gia, huyện Phú Vang. Ảnh: Tiến Thành.

Khu trang trại nuôi lợn của công ty Bảo Nguyên ở xã Phú Gia, huyện Phú Vang. Ảnh: Tiến Thành.

Theo ông Phước, Đoàn kiểm tra đã thực hiện 2 nội dung: Kiểm tra thủ tục hành chính khảo sát hiện trạng và lấy mẫu phân tích tại trang trại chăn nuôi của Công ty Bảo Nguyên.

“Hiện đang chờ kết quả phân tích mẫu và việc bổ sung hồ sơ của chủ trang trại; sau khi có kết quả chính thức, đơn vị sẽ tổng hợp và cáo báo cáo gửi ủy ban tỉnh và huyện Phú Vang” ông Phước thông tin.

Cũng theo ông Phước, tại thời điểm Đoàn tiến hành kiểm tra, phía Công ty Bảo Nguyên chỉ cung cấp hồ sơ của chủ cũ được phía ngân hàng chuyển qua. Đoàn kiểm tra cũng đã yêu cầu doanh nghiệp này bổ sung đầy đủ hồ sơ mới.

Khu trang trại được đầu tư xây dựng khang trang với quy mô chăn nuôi hơn ngàn con lợn. Ảnh: Tiến Thành.

Khu trang trại được đầu tư xây dựng khang trang với quy mô chăn nuôi hơn ngàn con lợn. Ảnh: Tiến Thành.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang Nguyễn Văn Chính, huyện cũng đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở TNMT tỉnh Thừa Thiên- Huế kiểm tra tại trang trại chăn nuôi lợn của Công ty Bảo Nguyên. Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản vi phạm để có hình thức xử lý theo quy định.

Như NNVN đã thông tin, trong thời gian dài, người dân và chính quyền xã Phú Gia bức xúc trước tình trạng trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn của Công ty Bảo Nguyên gây ô nhiễm môi trường và “qua mặt” cơ quan chức năng địa phương.

Đáng nói, trang trại nuôi lợn này nằm đường giao thông liên xã, thôn và cách dân cư chỉ khoảng hơn 100m; thường xuyên gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân khu vực xung quanh.

Ông Đỗ Viết Tư, Chủ tịch UBND xã Phú Gia cho biết, tại các cuộc tiếp xúc cử tri vấn đề trang trại lợn của Công ty Bảo Nguyên gây ô nhiễm môi trường được người dân địa phương liên tục phản ánh.

Chủ tịch UBND xã Phú Gia Đỗ Viết Tư lo lắng khi doanh nghiệp Bảo Nguyên không bảo đảm các thủ tục theo quy định đối với trang trại chăn nuôi lợn. Ảnh: Tiến Thành.

Chủ tịch UBND xã Phú Gia Đỗ Viết Tư lo lắng khi doanh nghiệp Bảo Nguyên không bảo đảm các thủ tục theo quy định đối với trang trại chăn nuôi lợn. Ảnh: Tiến Thành.

UBND xã Phú Gia cũng đã nhiều lần yêu cầu Công ty Bảo Nguyên cung cấp các hồ sơ, thủ pháp lý liên quan đến hoạt động chăn nuôi lợn tại trang trại nhưng phía doanh nghiệp này không cung cấp và không hợp tác. Khi lực lượng chức năng đến trang trại kiểm tra thì không được cho tiếp cận khu vực chăn nuôi lợn…

Cũng theo lãnh đạo xã Phú Gia, việc doanh nghiệp Bảo Nguyên không bảo đảm các thủ tục theo quy định đối với trang trại chăn nuôi lợn khiến chính quyền địa phương rất lo lắng. Ngoài ô nhiễm môi trường không khí, về lâu về dài trang trại này có nguy cơ làm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, gây tác hại đối với môi trường sống ở địa phương.

Xem thêm
Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.