| Hotline: 0983.970.780

Chợ hoa chiều 30 Tết giảm một nửa, người mua còn mặc cả

Thứ Bảy 21/01/2023 , 18:02 (GMT+7)

Các tiểu thương tại chợ hoa Buôn Ma Thuột đã giảm nửa giá mong bán hết hàng nhưng người dân vẫn mặc cả.

Chiều 30 Tết, người dân tập trung đến chợ hoa Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) để mua hoa về chưng tết. Hầu hết người dân tranh thủ vào thời điểm chợ hoa sắp đóng cửa để mua sắm cho tiết kiệm. 

Chiều 30 Tết, người dân tập trung đến chợ hoa Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) để mua hoa về chưng tết. Hầu hết người dân tranh thủ vào thời điểm chợ hoa sắp đóng cửa để mua sắm cho tiết kiệm. 

Tuy sát giờ đóng cửa nhưng nhiều gian hàng hoa mai của các thương lái vẫn còn nhiều chậu chưa bán. Các thương lái cho biết đã giảm giá hơn một nửa nhưng nhiều người dân vẫn còn mặc cả.

Tuy sát giờ đóng cửa nhưng nhiều gian hàng hoa mai của các thương lái vẫn còn nhiều chậu chưa bán. Các thương lái cho biết đã giảm giá hơn một nửa nhưng nhiều người dân vẫn còn mặc cả.

'Chúng tôi mong bán cho hết để trả mặt bằng về nhà lo tết nhưng khó quá. Đến giờ này người dân còn đi dạo chợ để trả giá chứ chưa sẵn sàng chi tiền mua hoa dù giá đã giảm hơn nửa', anh Tùng người bán mai nói.

"Chúng tôi mong bán cho hết để trả mặt bằng về nhà lo tết nhưng khó quá. Đến giờ này người dân còn đi dạo chợ để trả giá chứ chưa sẵn sàng chi tiền mua hoa dù giá đã giảm hơn nửa", anh Tùng người bán mai nói.

Hầu hết năm nay các gian hàng hoa tại Buôn Ma Thuột tiêu thụ rất chậm. Đến chiều 30 nhưng số lượng hoa vẫn còn nhiều.

Hầu hết năm nay các gian hàng hoa tại Buôn Ma Thuột tiêu thụ rất chậm. Đến chiều 30 nhưng số lượng hoa vẫn còn nhiều.

Để gỡ gạt lại sau một năm chăm sóc, chủ vựa hoa lan hồ điệp ở TP Buôn Ma Thuột tách nhỏ từng nhánh để bán. 'Những ngày trước chúng tôi chỉ bán nguyên chậu với giá vài trăm đến vài triệu đồng. Bây giờ chúng tôi phải tách từng nhánh ra bán với giá 150.000 đồng/nhánh để mong thu hồi được vốn' chủ vườn lan hồ điệp ở TP Buôn Ma Thuột nói.

Để gỡ gạt lại sau một năm chăm sóc, chủ vựa hoa lan hồ điệp ở TP Buôn Ma Thuột tách nhỏ từng nhánh để bán. "Những ngày trước chúng tôi chỉ bán nguyên chậu với giá vài trăm đến vài triệu đồng. Bây giờ chúng tôi phải tách từng nhánh ra bán với giá 150.000 đồng/nhánh để mong thu hồi được vốn" chủ vườn lan hồ điệp ở TP Buôn Ma Thuột nói.

Tranh thủ các vựa lan giảm giá, chị Nguyễn Thị Thu (ngụ TP Buôn Ma Thuột) chở theo con nhỏ mua về chưng tết. Chị Lan cho biết đây là năm đầu tiên mua lan về chưng vì thấy đẹp và rẻ. 

Tranh thủ các vựa lan giảm giá, chị Nguyễn Thị Thu (ngụ TP Buôn Ma Thuột) chở theo con nhỏ mua về chưng tết. Chị Lan cho biết đây là năm đầu tiên mua lan về chưng vì thấy đẹp và rẻ. 

Trong khi các gian hàng khác tập nập người đến hỏi mua hoa, tại gian mai của anh Trường (ngụ TP Buôn Ma Thuột) vẫn vắng hoe người. 'Năm nay tôi nhập 400 gốc mai đủ loại từ huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre lên Buôn Ma Thuột bán. Tuy nhiên đến nay mới bán được hơn 100 chậu. Tính ra vụ tết nay tôi lỗ gần 300 triệu đồng. Đây là năm đầu tiên lỗ như thế', anh Trường chia sẻ.

Trong khi các gian hàng khác tập nập người đến hỏi mua hoa, tại gian mai của anh Trường (ngụ TP Buôn Ma Thuột) vẫn vắng hoe người. "Năm nay tôi nhập 400 gốc mai đủ loại từ huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre lên Buôn Ma Thuột bán. Tuy nhiên đến nay mới bán được hơn 100 chậu. Tính ra vụ tết nay tôi lỗ gần 300 triệu đồng. Đây là năm đầu tiên lỗ như thế", anh Trường chia sẻ.

Những ngày trước, các chậy quất cảnh có giá 1,5 triệu đồng, nay giảm còn 800.000 đồng. Tuy nhiên người dân vẫn còn trả giá khi nào thấy được mới mua. 

Những ngày trước, các chậy quất cảnh có giá 1,5 triệu đồng, nay giảm còn 800.000 đồng. Tuy nhiên người dân vẫn còn trả giá khi nào thấy được mới mua. 

Chị Lý Huỳnh Mẫn Nghi (ngụ TP Buôn Ma Thuột) đặt vườn 200 chậu cúc đưa ra chợ bán nhưng chỉ tiêu thụ được 10 chậu. Để bớt lỗ, chị Nghi phải cắt từng bông để bó lại bán cho người dân để bàn thờ. 'Năm nay hai vợ chồng lỗ hơn 100 triệu đồng và coi như mất tết. Đến giờ này chúng tôi phải cắt từng cây để gom về nhà để mai bán', chị Nghi nói.

Chị Lý Huỳnh Mẫn Nghi (ngụ TP Buôn Ma Thuột) đặt vườn 200 chậu cúc đưa ra chợ bán nhưng chỉ tiêu thụ được 10 chậu. Để bớt lỗ, chị Nghi phải cắt từng bông để bó lại bán cho người dân để bàn thờ. "Năm nay hai vợ chồng lỗ hơn 100 triệu đồng và coi như mất tết. Đến giờ này chúng tôi phải cắt từng cây để gom về nhà để mai bán", chị Nghi nói.

Nhiều người tranh thủ chiều 30 tết hoa giảm giá để đi mua về chưng. Bình thường cây mai trên có giá 2 triệu đồng nay được thương lái bán một triệu đồng để trả mặt bằng.

Nhiều người tranh thủ chiều 30 tết hoa giảm giá để đi mua về chưng. Bình thường cây mai trên có giá 2 triệu đồng nay được thương lái bán một triệu đồng để trả mặt bằng.

Chiều 30 tết, tuyết đường dọc chợ hoa nhộn nhịp cảnh mua bán. Người dân tranh thủ những giờ cuối cùng của năm cũ để mua sắm.

Chiều 30 tết, tuyết đường dọc chợ hoa nhộn nhịp cảnh mua bán. Người dân tranh thủ những giờ cuối cùng của năm cũ để mua sắm.

Theo lãnh thông báo, các tiểu thương phải trả mặt bằng trước 18 giờ để cho UBND TP Buôn Ma Thuột tổ chức văn nghệ và bắn pháo hoa chào mừng năm mới. Các tiểu thương tranh thủ tháo dỡ các gian hàng để trả mặt bằng. Năm nay, UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đồng ý cho TP Buôn Ma Thuột bắn pháo hoa trong đêm giao thừa.

Theo lãnh thông báo, các tiểu thương phải trả mặt bằng trước 18 giờ để cho UBND TP Buôn Ma Thuột tổ chức văn nghệ và bắn pháo hoa chào mừng năm mới. Các tiểu thương tranh thủ tháo dỡ các gian hàng để trả mặt bằng. Năm nay, UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đồng ý cho TP Buôn Ma Thuột bắn pháo hoa trong đêm giao thừa.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.