| Hotline: 0983.970.780

Chơi với thú cưng không ngại virus Corona

Thứ Bảy 04/04/2020 , 06:01 (GMT+7)

Giữa mùa dịch Covid-19, cần tránh mọi tiếp xúc, thì chơi với thú cưng có nguy hiểm không?

Thú cưng đang được xem như một thành viên trong gia đình. Ảnh: TL.

Thú cưng đang được xem như một thành viên trong gia đình. Ảnh: TL.

Bây giờ, việc nuôi chó mèo trong nhà và xem chúng như thú cưng, không có gì đáng ngạc nhiên. 

Hiện nay chưa có bằng chứng để khẳng định các loài thú cưng như chó, mèo có thể truyền nhiễm virus Corona.

Thế nhưng, các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo rằng, cần rửa sạch tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với thú cưng. Vì đó là cách giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn thường gặp, như vi khuẩn E.coli (trực khuẩn coli gây tiêu chảy) và vi khuẩn Salmonella (khuẩn đường ruột).

Thú cưng có nhiều chủng loài, nhưng hiện nay chưa xác định được nguồn lây bệnh và vật chủ trung gian chính xác của Covid-19, vì vậy không nên đưa động vật không rõ nguồn gốc, đặc biệt là động vật hoang dã về nhà làm thú cưng.

Thú cưng thường là bạn đồng hành với người già và trẻ em, cho nên cũng cần cẩn thận khi đưa thú cưng đi chơi giữa mùa đại dịch. Khử trùng cho thú cưng khi ra ngoài và về nhà như thế nào? Không cần áp dụng các biện pháp khử trừng chuyên biệt, chỉ cần tắm rửa sạch sẽ cho thú cưng hàng ngày và kiểm tra thú y định kỳ là mọi chuyện êm đẹp.

Câu hỏi nóng bỏng: Có cần cách ly thú cưng từng tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm Covid-19 không? Cần chứ, Trong thời gian đang xảy ra dịch bệnh, thì cũng nên cách ly thú cưng trong trường hợp trên để tiện theo dõi.

Trong cuộc sống công nghiệp hóa ngột ngạt, thú cưng là sợi dây kết nối giữa cha mẹ và con cái khi có mặt trong câu chuyện của cả nhà.

Cùng chăm sóc thú cưng như súc rửa hồ cá hay tắm chó cùng nhau cũng giúp cha mẹ và con cái trò chuyện với nhau nhiều hơn. Các chuyên gia cho rằng lợi ích của việc có thú cưng trong nhà đối với trẻ lớn hơn những phiền toái phát sinh.

Theo bản năng tự nhiên, trẻ em bị cuốn hút bởi động vật. Hãy giúp trẻ biến sự tò mò đó thành cơ hội học cách chăm sóc và yêu thương. Trẻ sẽ học từ chính người lớn cách đối xử với vật nuôi, do đó bạn hãy làm gương cho trẻ.

Tuy đa số trẻ em đối xử với động vật bằng tình yêu nhưng đôi khi trẻ sẽ thử giật đuôi mèo hay vặn mũi chó để xem chuyện gì sẽ xảy ra.

Do đó, phụ huynh cần ở bên hướng dẫn trẻ ngay sau mỗi khi trẻ cư xử không phải với động vật. Trẻ sẽ biết mình sai.

Hãy nói với trẻ: “Con giật đuôi hay nhổ lông cún con sẽ làm nó đau. Con vuốt ve nhẹ nhàng thì cún con sẽ vui vẻ vẫy đuôi với con”.

Ảnh: WikiHow.

Ảnh: WikiHow.

Thông qua thú cưng, cha mẹ có thể dạy cho con cái về tính trách nhiệm, xây dựng lòng tự tin và tự tôn: Hoàn thành những nhiệm vụ nhỏ như dắt chó đi dạo, rửa lồng chim, cho cá ăn... cho trẻ cảm giác hoàn thành nhiệm vụ và được tự hào về thành tích của mình.

Từ đó, giúp trẻ hình thành lòng tự tin. Mọi trẻ em từ 2 tuổi trở lên đã có thể giúp đổ thức ăn vào bát cho thú cưng. 

Đồng thời, việc chơi với thú cưng cũng giúp trẻ em tăng cường khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ: Nghiên cứu thực hiện bởi Trường đại học Kansas - Mỹ thấy các trẻ mầm non trong những gia đình có nuôi thú cưng đều biết thể hiện sự thông cảm hơn so với bạn cùng lứa nhà không có nuôi thú cưng.

Đối với nhiều người, chơi đùa với thú cưng là hoạt động khá vui vẻ. Đây là nhu cầu tự nhiên của nhiều loại thú cưng, đặc biệt là chó con. Chơi đùa có thể bao gồm những hoạt động ngẫu nhiên nhẹ nhàng cho đến những trò chơi hoặc môn thể thao cường độ cao.

Ở nhà chơi với thú cưng, cũng phải chọn lựa đồ chơi phù hợp, đó là một cách hữu ích để dạy chó mệnh lệnh và trò chơi mới. Đối với bất kỳ món đồ chơi nào, bạn cần phải thử nhiều loại trước khi tìm ra món ưa thích của thú cưng.

Ví dụ thú cưng có thể không hứng thú với bóng tennis nhưng lại chơi đùa hàng giờ với dây thừng. Chuẩn bị từ bốn đến năm loại đồ chơi mà thú cưng ưa thích, và thay thế liên tục, thì gia đình bạn sẽ được những phút giây thư giãn khá sảng khoái.

(Kiến thức gia đình số 14)

  • Tags:
Xem thêm
Tập thể dục vào sáng và tối giảm nguy cơ ung thư ruột kết hơn 10%

Hoạt động thể chất vào các thời điểm khác nhau trong ngày có thể dẫn đến những kết quả khác nhau cho sức khỏe về lâu dài.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Người bị tiểu đường nên ăn gì thay cơm trắng?

Cơm trắng có chỉ số đường huyết cao, không tốt cho người tiểu đường. Vậy người bị tiểu đường nên thay cơm bằng thực phẩm gì?

Lá lốt có tác dụng gì với sức khoẻ?

Lá lốt không chỉ giúp hương vị của món ăn thêm thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe và còn có tác dụng điều trị một số loại bệnh.