| Hotline: 0983.970.780

Chọn lễ phục, vẫn bí

Thứ Năm 31/10/2013 , 09:45 (GMT+7)

Sau 2 tháng Bộ VHTTDL phát động cuộc thi thiết kế Lễ phục Nhà nước (1/8) đến nay, bóng dáng của bộ lễ phục vẫn chưa được định hình.

Sau 2 tháng Bộ VHTTDL phát động cuộc thi thiết kế Lễ phục Nhà nước (1/8) đến nay, bóng dáng của bộ lễ phục vẫn chưa được định hình. BTC đã phải chọn thêm một phương án là đặt hàng một số nhà thiết kế nổi tiếng nhằm sớm tìm ra bộ lễ phục cho người Việt Nam.

Không có tác phẩm xuất sắc

Cuộc phát động thi thiết kế Lễ phục Nhà nước được Bộ VHTTDL tổ chức nhằm tìm ra bộ lễ phục để sử dụng trong các hoạt động quốc gia và quốc tế, tôn vinh, thể hiện ý thức tự hào dân tộc và giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam, khẳng định vị thế độc lập của một quốc gia có nền văn hiến lâu đời.

Theo đó, tiêu chí của Lễ phục Nhà nước mang biểu tượng văn hóa, có tính thời đại và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam: Đẹp, thuận thiện, phù hợp trong nghi lễ quốc gia và quốc tế; phù hợp với điều kiện khí hậu và vóc dáng của người Việt Nam; khuyến khích thực hiện bằng các chất liệu truyền thống, sản xuất trong nước.

Sau 2 tháng phát động cuộc thi, BTC đã nhận được 254 mẫu thiết kế của 47 tác giả dự thi, trong đó có 81 mẫu theo hướng hiện đại, 113 mẫu theo hướng truyền thống. Sau buổi chấm sơ khảo diễn ra ngày 29/10 tại Hà Nội, Hội đồng giám khảo đánh giá, các thiết kế này tuy nhiều nhưng không được đẹp, không đáp ứng được tiêu chí cuộc thi, đó là mẫu phải mang tính biểu tượng văn hóa, phù hợp trong nghi lễ quốc gia và quốc tế.


Các nhà lãnh đạo trong trang phục áo dài truyền thống Việt Nam tại 
Hội nghị APEC năm 2006

Các thành viên đều đánh giá các mẫu thiết kế chất lượng không cao, chưa đáp ứng yêu cầu và mục đích mà ban tổ chức đưa ra. Thậm chí một số mẫu thiết kế còn bị đánh giá là thiếu sáng tạo, vay mượn từ trang phục của Trung Quốc lẫn phương Tây một cách máy móc.

Theo ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTDL), cho biết: Tại buổi chấm sơ khảo, một số mẫu thiết kế lịch sử đã được đưa ra cho hội đồng xem xét. Đó là những thiết kế đã được nghiên cứu trước đây hàng chục năm, từng có khả năng được phê chuẩn. Tuy nhiên, do chủ trương thay đổi, chúng đã không được duyệt làm lễ phục. Hội đồng nghệ thuật cũng đã lắc đầu với các thiết kế này vì cho rằng chúng không còn hợp với thời đại.

Quyết tìm lễ phục?

Trước đó, khi Bộ VHTTDL phát động cuộc thi thiết kế Lễ phục Nhà nước, BTC đã dự kiến, Hội đồng nghệ thuật sẽ chọn ra 20 tác phẩm (10 mẫu trang phục nam và 10 mẫu trang phục nữ) để vào vòng chung khảo. Bốn bộ mẫu trang phục xuất sắc nhất sẽ được chọn để trao giải chính thức với trị giá 30 triệu đồng mỗi giải.

Nhưng với 254 mẫu thiết kế của 47 tác giả nhưng lại không chọn ra nổi 20 mẫu để vào vòng chung khảo. Bởi vậy, tại cuộc họp hội đồng đã cố gắng chọn ra 6 mẫu trang phục của 3 tác giả. Theo một thành viên hội đồng, 6 mẫu trang phục này dù “nhỉnh” hơn các mẫu còn lại nhưng chất lượng cũng không cao.

Theo Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên, các mẫu thiết kế mang nặng tính thời trang trình diễn sân khấu, chưa có sự tiện lợi, ấn tượng và sang trọng của một bộ Lễ phục Nhà nước. Các tác giả tham dự cuộc thi chủ yếu là các nhà thiết kế không chuyên hoặc sinh viên các trường đại học. Các nhà thiết kế chuyên nghiệp vắng bóng hẳn tại cuộc thi.

Có lẽ vì vậy, một phương án mới đã được BTC đưa ra đó là đặt hàng các nhà thiết kế chuyên nghiệp với mục đích tìm cho được lễ phục của Việt Nam. Ông Vi Kiến Thành cho biết: “Hội đồng nghệ thuật đã không chọn được mẫu thiết kế nào vào chung khảo cuộc thi thiết kế lễ phục nên sẽ chuyển phương án sang đặt hàng một số nhà thiết kế”.

Theo bà Đoàn Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm: “Hội đồng đã chọn ra 3 tác giả có khả năng đi tiếp từ vòng sơ khảo. Các mẫu thiết kế ở giai đoạn này sẽ được Hội đồng nghệ thuật góp ý về mặt hoa văn, chất liệu, kiểu dáng để chỉnh sửa trước khi may thành sản phẩm.

Bên cạnh đó, hội đồng sẽ lựa chọn mời 7 nhà thiết kế chuyên nghiệp tham gia việc thiết kế các mẫu lễ phục trong tháng 11 tới. Trong vài ngày tới, Hội đồng nghệ thuật sẽ tiếp tục họp để thống nhất danh sách các nhà thiết kế được mời. Sau đó, các mẫu thiết kế được lựa chọn một lần nữa để có kết quả cuối cùng trước Tết Nguyên đán”.

Xem thêm
Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam để nhường ghế cho HLV ngoại

HLV Hoàng Anh Tuấn kết thúc nhiệm vụ dẫn dắt tạm quyền đội U23 Việt Nam sau vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm