| Hotline: 0983.970.780

Chống buôn lậu tuyến biên giới phía Bắc: Tăng nhân lực, bổ sung chó nghiệp vụ, mở rộng hàng rào thép gai

Thứ Tư 24/12/2014 , 13:20 (GMT+7)

Thực tế cho thấy, nếu nơi nào tuần tra gắt gao thì ở đó buôn lậu giảm nhưng kiểm soát được chỗ này nó lại phình sang chỗ khác.

Ngay sau khi báo NNVN đăng bài viết “Lạng Sơn: Bùng nổ hàng lậu” trong sáng 23/12, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã quyết định điều động 76 cán bộ, chiến sỹ và 5 con chó nghiệp vụ tăng cường thêm lực lượng cho Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn. Tất cả đã lên đường ngay trong ngày 23/12.

Quân số được tăng cường này sẽ được bố trí tại Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị 15 người. Số còn lại sẽ tập trung tại các điểm nóng trên địa bàn huyện Văn Lãng, khu vực cửa khẩu Tân Thanh nơi mà Đồn Biên phòng Tân Thanh đóng chân.

Theo thông tin chúng tôi vừa nhận được thì tình hình buôn lậu tại khu vực Khe Bà Đen, Thác Nước, Kéo Kham thuộc thị trấn Đông Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đã có chiều hướng giảm rất mạnh. Song các đối tượng cửu vạn lại dịch chuyển lên phía gần cửa khẩu Tân Thanh. Thực tế cho thấy, nếu nơi nào tuần tra gắt gao thì ở đó buôn lậu giảm nhưng kiểm soát được chỗ này nó lại phình sang chỗ khác. Lực lượng tham gia đấu tranh chống buôn lậu thì nhiều thành phần, cũng quyết liệt song chưa thực đồng bộ. Riêng Bộ đội Biên phòng thì làm rất quyết liệt nhưng lực lượng rất mỏng trong khi địa hình rất rộng nên không thể xuể.

Trước đó, Đồn Biên phòng Tân Thanh và Hữu Nghị đã dựng 36 lán tại các điểm xung yếu trên khu vực biên giới.

Mỗi lán bố trí cán bộ, chiến sỹ túc trực 24/24h canh chừng, ngăn chặn hoạt động vượt biên trái phép, vận chuyển hàng lậu.

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lạng Sơn điều động lực lượng tại các Đồn BP ở nơi khác về tăng cường cho các Đồn BP Tân Thanh, Hữu Nghị. Riêng Đồn BP cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị quân số trực ở các lán được nâng lên 154 người. Đồn đã rào chắn bằng giây thép gai tại 60 điểm với tổng chiều dài 945m.

Như NNVN phản ánh, thời gian gần đây, hoạt động của giới buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có những diễn biến bất thường, nóng và phức tạp.

Ngoài đơn thuần là hàng hóa đồ gia dụng thì liên tiếp các kiện hàng mà các lực lượng chức năng bắt giữ được lại là những thứ hàng cấm như ma túy, tiền giả, điện thoại di động đã qua sử dụng được tuồn từ nước ngoài vào Việt Nam.

Trong số các vụ việc điển hình gần đây, có lẽ phải kể đến vụ Triệu Thị Duyên (SN 1977) tại Lạng Sơn. Đối tượng này đã bị các chiến sỹ bộ đội biên phòng thuộc trạm kiểm soát Cốc Nam (Đồn Biên phòng Tân Thanh) và cán bộ Chi cục hải quan Cốc Nam mật phục bắt quả tang khi đang vận chuyển 2kg ma túy từ Trung Quốc về Việt Nam vào chiều 9/12.


Hàng lậu được bắt và tịch thu ngày càng nhiều tại Lạng Sơn.

Duyên khai rằng, số hàng này được 2 người Trung Quốc thuê vận chuyển. Nếu hàng đi trót lọt, đến thị trấn Đồng Đăng thì gọi điện cho người thứ 3 đến nhận hàng. Nếu không bị bắt thì đối tượng sẽ được trả tiền công là 5.000.000 đồng.

Ngay sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ của Đồn biên phòng Tân Thanh và kết quả xác minh đúng lô hàng là ma túy thì Công an tỉnh Lạng Sơn đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam, đồng thời mở rộng điều tra.

Mới đây nhất là vào khoảng 9h ngày 21/12, tại quốc lộ 1A địa phận xã Mai Pha (TP Lạng Sơn), Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ Công an thành phố Lạng Sơn (PC46) đã dừng kiểm tra xe ô tô khách BKS 29B-06579 chạy tuyến Hà Nội - Lạng Sơn do lái xe Vũ Anh Cường (SN 1975 trú tại 56/5 đường Lê Lợi, phường Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn) điều khiển.

Theo ông Hoàng Văn Đoàn - Phó Tổ trưởng Tổ kiểm soát chống buôn lậu (Chi cục hải quan Cốc Nam) thì qua đấu tranh và kinh nghiệm cho thấy tiền giả loại mệnh giá 200.000 đồng được bắt giữ nhiều là vì đây là mệnh giá được giao dịch nhiều hơn hẳn so với các loại mệnh giá khác trên thị trường. Hơn nữa, màu sắc và chi phí sản xuất, vận chuyển loại mệnh giá này cũng ít hơn so với loại mệnh giá 500.000 đồng.

Tổ công tác đã phát hiện và thu giữ nhiều túi xách bên trong chứa điện thoại di động không rõ nguồn gốc xuất xứ. Số hàng bị tạm giữ gồm 366 iPhone 4; 132 chiếc điện thoại di động các loại và 100 kg kim loại màu trắng (nghi là bạc). Ước tính số hàng bị tạm giữ có trị giá khoảng 1,2 tỷ đồng.

Lái xe Cường khai nhận, số hàng trên là của một người khách nam giới vẫy xe dọc đường gửi đi Bắc Giang. Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra làm rõ.

Trước đó, chiều 19/12, trong khi đang làm nhiệm vụ, các chiến sỹ bộ đội biên phòng Đồn BP cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị đã phát hiện một đối tượng khả nghi và tiến hành khám xét. Qua đấu tranh, đối tượng này khai nhận tên là Nguyễn Văn Khăng ở Vĩnh Phúc đi từ Đông Đăng sang gốc Mít (địa phận Trung Quốc) để mang 65 chiếc điện thoại iPhone 5 đã qua sử dụng về Việt Nam “mông má” tiêu thụ. Thủ đoạn của Khăng là dùng băng dính lần lượt cuốn tất cả các điện thoại vào trong người tại vị trí bụng, lưng và hông.

Không chỉ có ma túy, điện thoại di động, vũ khí nóng, trong thời gian gần đây, Đồn Biên phòng Tân Thanh còn bắt và xử lý các đối tượng vận chuyển tiền giả với mệnh giá 200.000 đồng vào Việt Nam. Từ đầu năm đến nay Đồn đã bắt và tịch thu được số tiền giả lên đến gần 230 triệu đồng. Cũng với loại mệnh giá này, năm ngoái Đồn đã bắt được hơn 800 triệu đồng tiền giả.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm