| Hotline: 0983.970.780

Chống nóng cho lợn

Thứ Tư 22/06/2011 , 13:46 (GMT+7)

Nhiệt độ thích hợp cho lợn choai trên 2 tháng tuổi tăng trọng dao động từ 20 đến 25oC. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương, sắp tới sẽ có nhiều ngày nắng nóng trên 35oC, điều đó ảnh hưởng tới việc tăng trọng và khả năng đề kháng của cơ thể lợn chống lại vi sinh vật gây bệnh xâm nhập.

Để chống nóng có hiệu quả cho lợn, người chăn nuôi cần chú ý một số biện pháp chăm sóc sau:

Thiết kế chuồng trại chống nóng: Cần làm chuồng cao ráo, sạch sẽ, hướng đông nam, mái nhà nên lợp ngói mũi, mái chồng để lưu thông không khí tốt hơn. Mái hiên cách mặt đất ít nhất 2m, có hệ thống cửa sổ và quạt thông gió để lưu thông không khí khi cần thiết. Nền chuồng năng dọn dẹp phân sạch sẽ để giảm sức nóng do phân bốc lên.

Về chăm sóc: Cần tắm mát cho lợn 1- 2 lần bằng nước mát trong những ngày quá nóng. Cho uống đủ nước sạch, mát bằng vòi có van tự động, bổ sung thêm muối ăn (0,1- 0,3g/kg thể trọng/ngày), đường gluco (0,5- 1g/kgTT/ngày) hoặc chất điện giải + B.Complex giàu vitamin C như: Unilyte Vit-C, cho vào thức ăn hay nước uống để giải nhiệt. Cho ăn thêm rau xanh, thức ăn tự chế (tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, rau xanh, củ quả ủ chua) hay thức ăn tổng hợp đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

Nếu có điều kiện nên bố trí quạt thông gió. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc khử trùng định kỳ bằng các loại thuốc khử trùng mới có hiệu quả cao với vi sinh vật gây bệnh như: Virkon, Han-Iodine, Benkocid…; dùng thuốc thú y (Diptere, Permethrin) tiêu diệt các động vật ký sinh ở trong và ngoài cơ thể lợn như ruồi, nhặng, muỗi, giun, sán, ve, rận…

Tránh vận chuyển lợn trong thời điểm nắng nóng cao trong ngày từ 11 giờ đến 15 giờ. Cần giãn thưa mật độ nhốt lợn trong những ngày có nhiệt độ cao. Nếu có điều kiện thả lợn trong sân chơi có bóng cây mát.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Tỷ lệ tiêm vacxin phòng dại cho chó, mèo trung bình chỉ đạt 58%

Nhiều nơi không bố trí được cán bộ thú y để tiêm vacxin phòng chống dịch bệnh động vật nói chung, bệnh dại nói riêng.      

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm