| Hotline: 0983.970.780

Chống than lậu tại Quảng Ninh: Trên ‘nóng’, dưới vẫn còn ‘ấm’

Thứ Năm 26/12/2019 , 08:53 (GMT+7)

Nhiều năm qua, công tác quản lý khai thác, vận chuyển, chế biến, kinh doanh than trái phép trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh luôn được duy trì. Các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều trường hợp vi phạm, tuy nhiên vẫn chưa triệt để.

Từ bao đời này, nhiều người dân Quảng Ninh sống nhờ vào hòn than, không ít người giàu lên nhờ than. Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Quảng Ninh bắt đầu tập trung thực hiện hóa mục tiêu phát triển từ “nâu” sang “xanh”, song phải nhìn nhận rằng than vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống người dân đất mỏ.

Chính vì vậy, ngoài những hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển than hợp pháp thì còn tồn tại hoạt động khai thác, vận chuyển than “ngoài lề”, hay còn gọi là than lậu. Hệ lụy của than lậu báo chí đã nói nhiều, nhưng nhìn một cách nhân văn thì đây cũng là một nghề ở Quảng Ninh, là miếng cơm manh áo của nhiều người.

Than không rõ nguồn gốc bị lực lượng chức năng tạm giữ, được lấy từ Cẩm Phả. Ảnh: Cảnh sát biển

Than lậu tồn tại, hoạt động như thế nào? cơ quan quản lý nhà nước có biết hay không? Xin thưa, chỉ cần xâu chuỗi các sự vụ than lậu bị Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển Việt Nam phát hiện, bắt giữ liên tục trên biển từ đầu năm đến nay sẽ thấy rõ.

Dẫn chứng là trong các ngày như 23/12, Cảnh sát biển tạm giữ 800 tấn than không rõ nguồn gốc lấy ở Cẩm Phả; ngày 20/12 Cảnh sát biển tạm giữ tàu chở khoảng 2.000 tấn than không rõ nguồn gốc, lấy tại Quảng Ninh; ngày 13/12, Cảnh sát biển tạm giữ một tàu giữ chở 3.000 tấn than không rõ nguồn gốc; ngày 5/12 phát hiện tàu hàng mang số hiệu TB 1221 đang chở khoảng 600 m3 than không rõ nguồn gốc, lấy từ Cẩm Phả.

Làm than lậu mang lại nhiều lợi nhuận không chỉ cho những “ông trùm” mà đây còn là nguồn “nuôi” và làm giàu cho nhiều người khác. Người dân thì dĩ nhiên cái gì có lợi, ra tiền là họ làm bởi buôn bán, vận chuyển than trái phép nếu bị phát hiện, bị xử phạt cũng không nghiêm trọng như buôn ma túy, như giết người, cướp của,… Do đó, ngăn chặn than lậu chỉ có thể trông chờ vào sự quyết liệt, nghiêm minh của các cơ quan chức năng, của những cán bộ.

Lâu hơn nữa là vào ngày 18/7 bắt giữ tàu chở 1.000 tấn than nhiệt thấp được lấy từ cảng Km6 - Cẩm Phả; ngày 17/7 phát hiện, tạm giữ một tàu đẩy mang số hiệu NB 2847 cùng 2 sà lan đang chở khoảng 2.000 tấn than nhiệt thấp không có các loại hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của số hàng hóa trên các sà lan, số than này chủ tàu khai cũng được lấy từ Cẩm Phả,…

Những vụ bắt giữ trên phần nào cho thấy tình trạng buôn bán, vận chuyển than lậu trên biển vô cùng sôi động và phức tạp. Một chi tiết khá khó hiểu là nhiều vụ Cảnh sát biển Việt Nam phát hiện ra tàu chở than lậu đều ở vùng biển giáp ranh giữa Hải Phòng và Quảng Ninh, trong khi đó Quảng Ninh và Hải Phòng đều có Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy nhưng bỏ lọt (?!)

Nhiều chủ tàu chở than khai nhận lấy than từ Cẩm Phả, có nghĩa than lậu tập trung chính tại Cẩm Phả, từ đây hàng được chuyển đi những nơi khác bằng hai đường chính là đường bộ và đường biển.

Tháng 4/2018, một xe than lậu bị đổ trên QL 18, đoạn qua thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Cẩm Phả là nguồn cung lớn than lậu bởi địa phương này có nhiều mỏ than lớn, trong đó chủ yếu là các mỏ khai thác than lộ thiên nên rất khó quản lý. Lợi dụng kẽ hở trong công tác bảo vệ tài nguyên, những đối tượng bên ngoài móc ngoặc với một số cán bộ của các mỏ than đề “tuồn” than ra bên ngoài bán với giá rẻ. Đây cũng là một lí do lớn ảnh hưởng đến thu nhập của những công nhân mỏ khiến họ rất bức xúc, khi mình làm ra 10 tấn than thì một phần bị thất thoát.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh luôn trăn trở về việc này. Ngoài chỉ đạo sát sao còn quy trách nhiệm cho cả Chủ tịch UBND, trưởng công an, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, phải chịu trách nhiệm nếu yếu kém trong quản lý, vi phạm, tiêu cực liên quan đến than, khoáng sản trái phép.

Trên đã rất “nóng” nhưng ở dưới dường như mới chỉ “hơi ấm ấm” nên những vụ buôn bán, vận chuyển than lậu vẫn diễn ra. Để ngăn chặn được triệt để tình trạng này, có lẽ tỉnh Quảng Ninh cần xử lý nghiêm hơn nữa, đặc biệt với những người đứng đầu địa phương, đơn vị.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất