| Hotline: 0983.970.780

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát động Tết trồng cây tại Phú Thọ

Thứ Ba 24/02/2015 , 18:21 (GMT+7)

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng khi công tác bảo vệ và phát triển rừng tiếp tục được triển khai sâu rộng, hiệu quả.

Trong không khí hân hoan, phấn khởi đón xuân Ất Mùi 2015, sáng nay (24/2) Bộ NN-PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự và trực tiếp phát động.

Bước tiến ngành lâm nghiệp

Tham dự buổi Lễ còn có các đồng chí: Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ NN-PTNT; Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Bí thư thứ nhất BCH T.Ư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chu Ngọc Anh – Chủ tịch tỉnh Phú Thọ cùng đại diện lãnh đạo một số Bộ, Ban, ngành, đoàn thể T.Ư và tỉnh Phú Thọ. 

Báo cáo công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng năm 2014, nhiệm vụ năm 2015 tại buổi lễ, đồng chí Cao Đức Phát cho biết: Việt Nam là quốc gia đang và sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2014, cả nước đã trồng được 219.000 ha rừng, khoán bảo vệ 5,9 triệu ha, khoanh nuôi, tái sinh 379.000 ha, trồng cây phân tán được 516 triệu cây.

Tất cả chỉ tiêu, nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng năm 2014 đều tăng so với năm 2013. Độ che phủ rừng cả nước ước đạt 41,5%, giá trị xuất khẩu lâm sản đạt khoảng 6,3 tỷ USD (tăng 14% so với năm 2013). Số vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng giảm 4%.

Mức độ thiệt hại do phá rừng giảm 8% so với năm 2013. Các vụ cháy rừng được lực lượng chức năng phát hiện sớm, huy động lực lượng chữa cháy kịp thời đã làm giảm thiệt hại.

Bên cạnh đó, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tiếp tục tạo nguồn thu hơn 1.000 tỷ đồng cho các hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đại diện các Bộ, Ban, ngành Trung ương và địa phương trồng cây tại khuôn viên di tích lịch sử Đền Hùng

Tuy vậy, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Tình trạng phá rừng vẫn còn diễn ra phức tạp ở một số địa phương, đặc biệt là một số vùng giáp danh còn nhiều tài nguyên. Kết quả trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng còn thấp, đặc biệt là trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng mới chỉ đạt được 5% kế hoạch…

Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: Bước sang giai đoạn mới, để khắc phục những hạn chế, khó khăn đồng thời phát huy tiềm năng, lợi thế to lớn ngành lâm nghiệp, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, động viên các cấp, các ngành và nhân dân để nâng cao nhận thức nhận thức tham gia trồng cây, trồng rừng và bảo vệ rừng, đưa phát triển sản xuất lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế đóng góp lớn hơn vào sự phát triển nền kinh tế xã hội chung của đất nước, đồng thời góp phần bảo vệ hệ sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu…

“Mọi người trồng cây, mọi nhà trồng cây”

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng khi công tác bảo vệ và phát triển rừng tiếp tục được triển khai sâu rộng, hiệu quả.

Theo Chủ tịch nước, từ hơn 55 năm nay, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi mùa xuân đến, nhân dân ta lại tổ chức ngày hội Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Tết trồng cây đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.


Bộ trưởng Cao Đức Phát báo cáo công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng năm 2014, nhiệm vụ năm 2015 tại buổi lễ

Trong bối cảnh nước ta đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, chúng ta càng thấm thía lời dạy của Bác Hồ về lợi ích to lớn của việc trồng cây, chăm sóc và bảo vệ rừng.

Vì vậy, trong những ngày vui Tết, đón xuân Ất Mùi 2015, Chủ tịch nước đề nghị các cấp ủy đảng và chính quyền; các Bộ, Ban, ngành từ TƯ đến địa phương cần tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của Tết trồng cây, về lợi ích to lớn, lâu dài, giá trị nhân văn của việc trồng cây, bảo vệ và phát triển rừng. Từ đó, đẩy mạnh phát động trồng cây phù hợp với địa phương, cơ quan, đơn vị. Bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, tránh phô trương hình thức.

Chủ tịch nước cũng kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân hãy hăng hái tham gia trồng cây. Mọi người trồng cây. Mọi nhà trồng cây. Trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây chắn gió, chắn sóng, góp phần bảo vệ đê sông, đê biển, chống xói mòn đất, chống cát bay; trồng cây trong thôn, xóm, dọc đường giao thông nông thôn, vùng ven biển, biên giới, hải đảo, vùng đất trống, đồi trọc… Mỗi công dân Việt Nam hãy tích cực tham gia bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt, đốt rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Làm tốt điều này cũng chính là làm theo lời Bác Hồ dạy.

Trước đó, cũng tại Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới dâng hương, tưởng niệm và tri ân công đức của các Vua Hùng và cầu cho đất nước ngày càng hưng thịnh, quốc thái dân an tại đền Thượng và lăng Hùng Vương trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm